Biên Lợi Nhuận Là Gì? Công Thức Tính Profit Margin

Bien Loi Nhuan La Gi Cong Thuc Tinh Profit Margin

Hiện nay, để các doanh nghiệp và công ty có thể đánh giá được một cách đúng đắn về hướng đi hiện tại của doanh nghiệp, các chuyên gia thường sử dụng một đại lượng trong kinh tế học đó là biên lợi nhuận (trong tiếng Anh là profit margin, dịch theo nghĩa đen có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận).

Thế nhưng, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Vậy biên lợi nhuận là gì, nó có ý nghĩa như thế nào, và cách tính biên lợi nhuận ra sao. Hãy cùng A Sideway tìm hiểu để có được những thông tin hữu ích nhất trong bài viết sau đây nhé.

Biên Lợi Nhuận Là Gì?

Biên lợi nhuận trong tiếng Anh là Profit Margin, đây chính là tỷ lệ nhận được bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu. Chính vì cách tính này, biên lợi nhuận có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau như lợi nhuận ròng hay tỷ suất lợi nhuận.

Biên Lợi Nhuận Là Gì?

Biên lợi nhuận sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm, để tính chỉ số này ta lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu, rồi lấy con số này nhân với 100 thì ra số tỷ lệ phần trăm, đây chính là biên lợi nhuận.

Để đánh giá chính xác Biên lợi nhuận, các công ty thường xem xét đến một trong hai tỷ suất lợi nhuận sau:

  • Biên lợi nhuận gộp hay tiếng Anh là Gross profit margin
  • Biên lợi nhuận ròng hay tiếng Anh là Net profit margin

Xem thêm: Top App Vay Tiền Online

Ưu Điểm Của profit margin là gì?

So với lợi nhuận trung bình hay lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận cho doanh nghiệp biết được bao nhiêu tiền được tạo ra khi kết thúc quá trình sản xuất một sản phẩm. Do đó, lợi nhuận biên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất. Khi doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, lợi nhuận có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào cơ cấu chi phí, cũng như quy mô nền kinh tế tại thời điểm đó.

Xem thêm:   Lãi Suất Cơ Bản Là Gì? Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Lãi Suất Cơ Bản 2022

Ưu Điểm Của profit margin là gì?

Biên lợi nhuận chủ yếu được áp dụng để so sánh nội bộ vì rất khó khi sử dụng biên lợi nhuận để so sánh lợi nhuận ròng của các công ty khác nhau. Việc so sánh biên lợi nhuận giữa các doanh nghiệp khác nhau không mang lại quá nhiều hiệu quả, bởi vì quy trình hoạt động và tài chính của mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty là khác nhau.

Biên lợi nhuận là một chỉ số đánh giá về chiến lược định giá của công ty, cũng như mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và sự kết hợp sản phẩm sẽ khiến biên lợi nhuận giữa các công ty trở nên khác nhau.

Tính toán biên lợi nhuận để đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp

Các cách tính biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)

Biên lợi nhuận gộp thường chỉ được áp dụng cho một sản phẩm cụ thể thay vì áp dụng cho cả một công ty. Từ con số này, mà bộ phận kinh doanh của công ty có thể thiết lập và điều chỉnh giá cho phù hợp hay dùng để thương thảo với các nhà cung cấp nguyên liệu.

Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)

Để tính biên lợi nhuận gộp, ta dùng công thức như biên lợi nhuận bình thường, chỉ khác là áp dụng với một dòng sản phẩm cụ thể:

Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu (trừ đi thuế) – Chi phí nguyên vật liệu (trừ đi thuế)

Xem thêm:   Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì? Lợi ích Của Bảo Hiểm vay tiền

Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp/doanh thu hàng bán được) x 100%

Ví dụ: Công ty C bán được tổng doanh thu là 20.000 USD, tổng chi phí bỏ ra là 17.000 USD thì ta sẽ có:

Biên lợi nhuận gộp = 20000 – 17000 = 3000 USD.

Lợi nhuận gộp cận biên = (3000/20000) x 100 = 15%.

Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin)

Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin)

So với biên lợi nhuận gộp thì biên lợi nhuận ròng là con số mang khả năng bao quát hơn. Biên lợi nhuận ròng giúp xác định lợi nhuận hay khả năng sinh lãi của toàn bộ công ty. Các con số được đưa vào tính toán sẽ là doanh thu và chi phí sản xuất của cả doanh nghiệp thay vì chỉ là một mặt hàng cụ thể. Vì thế, công thức tính biên lợi nhuận ròng là:

Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Ví dụ: Tổng doanh thu mà công ty B đạt được là 100.000 USD, chi phí là 75.000 USD thì biên lợi nhuận ròng là 25.000 USD

Lợi nhuận ròng cận biên = (25.000/100.000) x 100 = 25%.

Biên lợi nhuận ròng càng cao có nghĩa là tỷ lệ sinh lời càng cao, rủi ro càng thấp. Trái lại, biên lợi nhuận ròng càng thấp thì doanh nghiệp đó cần phải xem xét lại chi phí vận hành, đồng thời phải tìm cách tối ưu biên lợi nhuận để giảm rủi ro.

Trong một số trường hợp, ta có thể thấy hệ số biên lợi nhuận ròng giảm, nguyên nhân của việc này là mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với mức tăng trưởng doanh thu.

Xem thêm:   Số Dư Khả Dụng Là Gì? Số Dư Khả Dụng Và Hiện Tại Khác Gì ?

Biên lợi nhuận biên hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động là chỉ số được dùng để so sánh thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. Dựa vào chỉ số này, công ty có thể tự đưa ra nhận định về mức độ hiệu quả trong quản lý, khả năng tạo ra doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Biên lợi nhuận biên hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động có công thức tính như sau:

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)/Doanh thu

EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) chính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, hay trong một số trường hợp là lợi nhuận trước thuế, nó được thể hiện thông qua lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh.

EBIT là tất cả những lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán thuế thu nhập và tiền lãi. Nhiệm vụ của EBIT là loại bỏ được sự khác biệt giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty khác nhau.

Trong đó:

Interest – I chính là lãi vay và liên quan trực tiếp đến nợ vay, nghĩa là nó ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.

Taxes – T chính là yếu tố liên quan tới thuế, ta có thể đánh giá công ty đó có được ưu đãi về thuế suất hay không.

Vì hệ số EBIT này đã loại bỏ 2 yếu tố về lãi vay và thuế, nên nó giúp ta nhìn rõ khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các công ty cùng hoạt động trong một lĩnh vực.

Xem thêm:   Brexit Là Gì? Sự Kiện Brexit Ảnh Hưởng Gì Đến Nền Kinh Tế Thế Giới.

Biên lợi nhuận trước thuế (EBT – Earnings Before Tax)

Biên lợi nhuận trước thuế được dùng để đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp hay một công ty kiếm tiền bằng cách chia thu nhập cho doanh thu. Hiểu một cách đơn giản thì con số này cho biết công ty đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho mỗi đồng bán hàng.

Biên lợi nhuận trước thuế (EBT - Earnings Before Tax)

Ví dụ: nếu công ty D báo cáo rằng họ đã đạt được tỷ suất lợi nhuận 25% trong năm trước, điều đó có nghĩa là công ty D có thu nhập ròng là 0,25 đồng cho mỗi đồng doanh thu được tạo ra.

Biên lợi nhuận trước thuế gồm có lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh sản xuất, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận từ các nguồn khác. Chỉ số này sẽ được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí, với công thức tính lợi nhuận trước thuế như sau:

Biên lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – (Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí phát sinh)

Công thức này có thể được áp dụng cho hầu hết các công ty sản xuất kinh doanh. Nói một cách đơn giản, lợi nhuận trước thuế chính là phần tiền lời mà công ty kiếm được mà không tính đến tiền lãi phải trả và phần thuế phải nộp.

EBT chính là cơ sở để các nhà đầu tư có thể so sánh và lựa chọn đầu tư chính xác. Vì qua EBT, ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Có nhiều cách tính toán biên lợi nhuận khác nhau

Xem thêm:   MM YY Là Gì? Công Dụng Của MM YY Trên Thẻ Visa Như Thế Nào?

Ý nghĩa của Biên Lợi Nhuận

Kết quả biên lợi nhuận sẽ cho bạn biết khả năng sinh lời của một sản phẩm, vì biên độ càng lớn nghĩa là lợi nhuận mà sản phẩm này tạo ra càng cao.

Biên lợi nhuận thấp cũng có nghĩa là biên độ an toàn thấp, tức là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại không đủ tốt, kéo theo một rủi ro là doanh số bán hàng có khả năng theo xu hướng mà giảm theo, dẫn đến việc lãi có thể không đủ để bù lỗ.

Co-nhieu-cach-tinh-toan-bien-loi-nhuan-khac-nhau

Vậy ý nghĩa của biên lợi nhuận là gì, ta có thể hiểu một cách đơn giản, biên lợi nhuận chính là mức chênh lệch của giá bán so với tổng chi phí sản xuất. Do đó, chỉ số này thường chỉ dùng để so sánh trong nội bộ, vì chỉ công ty đang bán ra sản phẩm mới biết được chi phí sản xuất cũng như chi phí tiêu thụ của sản phẩm, hay nói cách khác chính là doanh thu của sản phẩm đó.

Biên lợi nhuận sẽ khác nhau đối với các công ty có quy mô, chiến lược, định hướng khác nhau, nên việc so sánh biên lợi nhuận giữa hai công ty là khá khập khiễng và không giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra một nhận xét thực sự chính xác. Đặc biệt, so sánh giữa hai công ty khác ngành về biên lợi nhuận là hoàn toàn vô ích.

Ví dụ:

Một công ty A hoạt động trong lĩnh vực tài chính kiếm được 10000 USD doanh thu và mất 1000 USD chi phí, sau khi trừ chi phí đi, công ty A sẽ còn lại số tiền doanh thu là 9000 USD. Tức là công ty A đã kiếm được 90% lợi nhuận từ khoản đầu tư chỉ có 10000 USD.

Xem thêm:   Số Cif Là Gì? Mã Số Cif Là Gì?

Một công ty B hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp kiếm được 10000 USD doanh thu và mất 5000 USD chi phí, sau khi trừ chi phí đi, công ty B sẽ còn lại số tiền doanh thu là 5000 USD. Tức là công ty B đã kiếm được 50% lợi nhuận từ khoản đầu tư chỉ có 10000 USD.

y nghia bien loi nhuan

Vì hai doanh nghiệp này hoạt động trong hai lĩnh vực khác nhau, nên việc so sánh giữa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B thực sự không mang lại lợi ích gì.

Như đã nói ở trên, biên lợi nhuận thường chỉ đánh giá mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm chứ không đánh giá được lợi nhuận chung của một công ty hay một doanh nghiệp. Vì thế, ngay khi công ty đo lường được lợi nhuận của một sản phẩm sau khi được đưa vào thị trường làm giảm đi lợi nhuận chung, điều đó có nghĩa là sản phẩm này không đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và công ty nên ngừng sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến  biên lợi nhuận của một sản phẩm có thể kể đến như: chi phí lao động, chi phí vật tư hoặc nguyên liệu, lãi vay phát sinh, thuế suất.

Tổng Kết

Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này, mong rằng tất cả mọi người sẽ có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi biên lợi nhuận là gì. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đều sẽ cần biết và hiểu rõ về chỉ số này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *