- Bunz
Hiện nay, xu hướng đầu tư vào Crypto đã trở nên cực kỳ sôi động, hấp dẫn và phổ biến. Thế nên đây cũng chính là lý do khiến cho số lượng người tham gia vào hình thức đầu tư này ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người chơi nào khi tham gia đầu tư vào thị trường Crypto cũng hiểu rõ về khái niệm “Coin nền tảng là gì?”
Chính vì lẽ đó, ngay trong bài viết sau đây A Sideway sẽ làm rõ về vấn đề coin nền tảng. Đồng thời, thực hiện tổng hợp các thông tin chi tiết về những đồng coin tiềm năng và có xu hướng phát triển đầy nổi bật trong năm 2022.
Coin nền tảng là gì và những đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái?
Trên thực tế, có khá nhiều cách để định nghĩa hay giải đáp thắc mắc coin nền tảng là gì. Tuy nhiên, trong số đó, cách hiểu được xem là phổ biến và chính xác hơn cả đó chính là đồng coin trụ cột.
Cụ thể, loại coin được xem là nền tảng sẽ đóng vai trò là trụ cột của một hệ sinh thái hay những đồng coin của các nền tảng Blockchain đang xuất hiện trên thị trường.
Với vai trò là trụ cột, là nền tảng thế nên những đồng coin này thường sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn đối với hệ sinh thái hoặc những dự án được xây dựng trên nền tảng Blockchain.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung rằng, ở thời điểm hiện tại, thị trường đang nhận định đồng DOT sẽ là coin nền tảng của Polkadot.
Như vậy, những dự án muốn thực hiện thu các slot trên nền tảng Blockchain sẽ phải cần sử dụng DOT để tiến hành thế chấp hay đặt cọc. Vì thế, DOT nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng khi giữ vai trò trụ cột trong hệ sinh thái.
Xét về bản chất, sự phát triển của hệ sinh thái sẽ có thể giúp cho các đồng coin nền tảng được tăng giá và trở nên có giá trị hơn. Trái lại, điều này cũng có thể sẽ chi phối giá coin theo xu hướng ngược lại.
Ngoài ra, những đồng coin sở hữu Token Nomics hợp lý với giá trị cao sẽ có thể mang đến nhiều lợi ích cho hệ sinh thái khi thu hút nhiều hơn dòng vốn được đổ vào hệ sinh thái này.
Xem thêm: Pi Network Là Gì? Thực Hư Thông Tin Pi Network Lừa Đảo?
Đánh giá ưu và nhược điểm của coin nền tảng
Xét về lịch sử hình thành và thời gian xuất hiện trên thị trường, coin nền tảng vốn có tuổi đời lâu dài với thời gian hoạt động cực kỳ ấn tượng. Vậy nên khi đứng giữa sự chọn lựa với những đồng tiền kỹ thuật số ít phổ biến, tên tuổi cùng nền tảng công nghệ không quá nổi bật. Chắc có lẽ, việc chọn lựa đầu tư vào coin nền tảng sẽ là sự chọn lựa tối ưu và an toàn hơn cả.
Theo đó, nguyên nhân thường sẽ xuất phải bởi những ưu điểm nổi bật như sau:
- Gần như toàn bộ coin giữ vai trò nền tảng đều được xây dựng với một cơ chế Blockchain riêng biệt và không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì khác.
- Vì thế, các nhà đầu tư khi chọn lựa sẽ không phải lo lắng về trường hợp khi Blockchain mẹ gặp phải trục trặc hay vấn đề nào đó sẽ có thể ảnh hưởng đến những đồng coin đang sở hữu.
- Số lượng các đồng coin nền tảng được tích hợp với những nền tảng công nghệ hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên thị trường Crypto. Vậy nên đây cũng sẽ chính là tiền đề nhằm giúp xây dựng thêm nhiều những giao dịch tiềm năng trong tương lai gần.
- Coin trụ cột đa phần đều có tính thanh khoản cao và được niêm yết trên các sàn Crypto lớn và nổi tiếng trên Thế Giới. Vậy nên đó cũng chính là lý do khiến nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện các giao dịch mua bán với loại coin này.
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm đầy nổi bật, loại coin này vẫn có một số những nhược điểm còn tồn đọng. Bao gồm như:
- Xu hướng chung của các loại coin mang tính chất trụ cột thường sẽ rất ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến giá của đồng coin này sẽ ít khi lên đỉnh và mang về những mức lợi nhuận tiềm năng cho các nhà đầu tư
- Nếu muốn quá trình Trading đạt được hiệu quả tốt nhất, nhà đầu tư cần phải thường xuyên cập nhật sự biến động chung của thị trường và sự thay đổi giá Bitcoin vào từng thời điểm.
Danh sách những loại coin nền tảng tiềm năng và tốt nhất hiện nay
Những đồng coin trụ cột vốn được xem là giải pháp đầy an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Crypto đầy biến động. Thế nhưng để đảm bảo an toàn và tham gia đầu tư đạt được hiệu quả cao, bạn sẽ cần lưu ý đến những đồng coin được xem là sở hữu tiềm năng lớn nhất trên thị trường hiện nay.
Binance Smart Chain (BNB)
Vào tháng 9/2020, hệ sinh thái Binance Smart Chain được viết tắt là BSC chính thức được ra mắt trên thị trường. Với mục tiêu hỗ trợ cho các hợp đồng thông minh chạy song song với Binance Chain.
Đồng thời, cung cấp nền tảng không cần cấp phép nhằm tạo nên ứng dụng phi tập trung cho người dùng. Thế nêm BSC đã nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm trong mắt của các nhà đầu tư.
Không những vậy, với mục tiêu nhân bản Blockchain của Ethereum đồng thời thực hiện khắc phục những điểm còn thiếu sót của nền tảng Binance Chain. Do đó, hệ sinh thái BSC ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
Ngoài ra, vì sở hữu đầy đủ những điểm tương tự mà ERC20 đang có kết hợp cùng tập đoàn Binance hậu thuẫn đầy mạnh mẽ phía sau. Thế nên đồng BNB đã nhanh chóng trở thành đồng coin nền tảng tiềm năng và đáng được đầu tư nhất kể từ sau khi BSC ra đời.
Ethereum (ERC20)
Khi nhắc đến danh sách các coin nền tảng tiềm năng và đáng đầu tư nhất hiện nay, xếp hạng ngay sau BNB đó chính là ETH.
Theo đó, vì là hệ sinh thái tiên phong cho xu hướng đồng ý để những công ty khác ICO ngay trên chính nền tảng của mình. Vậy nên ERC20 đã đạt được nhiều thành công nổi bật và liên tục dẫn đầu trên thị trường trong suốt nhiều năm vừa qua.
Không những vậy, với nguyên tắc hoạt động được ví như một bản kế hoạch chi tiết giúp cho các token có thể lên sàn và được ví điện tử hỗ trợ tự động. Đồng thời, ERC20 cũng sở hữu tính thanh khoản cao và luôn tạo điều kiện để người dùng có thể thực hiện các giao dịch mua bán. Thế nên ETH luôn được xem là đồng coin nền tảng đáng được lựa chọn.
Solana (SOL)
Tính đến thời điểm hiện tại, Solana đang được biết đến là nền tảng Blockchain đơn chuỗi hoạt động theo nguyên tắc mã nguồn mở với tốc độ cao. Đặc biệt tốc độ giao dịch hiện tại của nền tảng này có thể lên đến 59.000TPS và thời gian thực hiện xong chỉ mất khoảng 400 ms.
Ngoài ra, Solana cũng được biết đến là mạng lưới Blockchain sở hữu quy mô Website đầu tiên với hệ thống Network nhanh, độ bảo mật an toàn và năng suất giao dịch cao nhất trên thị trường.
Không những vậy, nền tảng của Solana cũng được thiết kế dành riêng cho các tần số cao và quy mô lớn. Vì thế hệ sinh thái này hoàn toàn phù hợp để trở thành cột mốc phát triển đầy ấn tượng trong nền tảng Blockchain.
Polkadot (DOT)
Hệ sinh thái Polkadot được đánh giá là sở hữu nhiều nét tương đồng với Ethereum khi sở hữu mạng lưới với độ tập trung cao. Kết hợp cùng các Framework được hỗ trợ để xây dựng các Protocol và Dapp ở dạng mã nguồn mở.
Đặc biệt, Polkadot cũng được đánh giá là hệ sinh thái sở hữu mức chi phí xây dựng rẻ hơn khá nhiều so với những nền tảng lâu đời như Ethereum. Vì thế, đây cũng sẽ là một trong những sự chọn lựa về đồng coin nền tảng đầy tiềm năng mà nhà đầu tư nên dành sự quan tâm.
Uniswap (UNI)
Uniswap vốn là giao thức được tạo điều kiện để trao đổi Token trên Ethereum. Đặc biệt, vì hoạt động trên nền tảng Blockchain do đó Uniswap cũng sẽ không cần phải phụ thuộc vào bên thứ ba.
Không những vậy, khi Uniswap V2 được ra đời, người dùng sẽ có thể thực hiện trao đổi với với bất kỳ loại ERC20 nào nhưng cần phải thông qua lộ trình ETH cụ thể.
Ngoài ra, vì ETH là loại tài sản có tính khoản cao nhất hiện nay do đó mức độ rủi ro mà loại tài sản này mang đến cho nhà đầu tư cũng sẽ rất thấp. Vì thế, đây cũng sẽ là dạng coin nền tảng và hệ sinh thái vô cùng tiềm năng cho giới đầu tư.
Pancake Swap (CAKE)
PancakeSwap vốn là loại sàn giao dịch phi tập trung DEX và được sử dụng dành cho những nhóm thanh khoản chạy bằng thuật toán. Từ đó nhanh chóng trở thành nhà tạo lập thị trường tự động AMM trên nền tảng BSC và cung cấp cho người dùng nền tảng để tạo ra thu nhập từ đồng tiền mã hóa.
Ngoài ra, PancakeSwap còn được đánh giá cao khi sở hữu ứng dụng Yield Farming nhằm giúp cho các giao dịch được thực hiện nhanh chóng với mức chi phí thấp hơn. Đồng thời, nền tảng PancakeSwap cũng không bỏ lỡ bất kỳ xu hướng nào của thị trường trên phương diện Defi.
TRON (TRX)
Tính đến thời điểm hiện tại, TRON là một trong những hệ sinh thái với nền tảng Blockchain lớn nhất trên Thế Giới. Với hơn 46 tài khoản và 2.1 tỷ giao dịch nên TRON luôn là chuỗi công khai phát triển nhanh bậc nhất hiện nay.
Cardano (ADA)
Được biết đến với hai nền tảng Blockchain Ouroboros đầy nổi bật để vừa xử lý được các giao dịch cơ bản vừa xử lý các hợp đồng thông minh. Không những vậy, với dạng hợp đồng mới được ra mắt vào cuối năm 2021 do đó đây chính là tiền đề giúp ADA có được tiềm năng phát triển vô cùng lớn trong tương lai.
Fantom (FTM)
Với mục tiêu xây dựng nên nền tảng hướng đến các loại hợp đồng thông minh với tốc độ xử lý nhanh nhất. Vì thế, tính đến thời điểm hiện tại FTM cũng đang là loại coin nền tảng nhận được khá nhiều sự chọn lựa của những đối tác lớn.
Hơn thế nữa, đội ngũ Fantom cũng liên tục phát triển và cải thiện dự án. Vì thế, trong tương lai đây cũng sẽ là đồng coin nền tảng nên được nhà đầu tư chú trọng.
NEAR Protocol (NEAR)
NEAR Protocol là đứa con tinh thần của hai nhà phát triển Alex Skidanov và Illia Polosukhin. Cả hai đều có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực lập trình. Dự án này chính là NEAR Protocol ngày nay, có hơn 40 nhân viên, bao gồm cả các nhà phát triển có kinh nghiệm tại Google và MemSQL.
NEAR đã ra mắt mạng chính thức vào ngày 22/4/2020 với 1 tỷ token NEAR được tạo ra tại đợt gốc genesis.
Mỗi năm, token NEAR sẽ phát hành 5% lượng bổ sung để hỗ trợ mạng dưới dạng phần thưởng giai đoạn, trong đó 90% dành cho người xác thực (tổng cộng 4,5%) và 10% cho ngân quỹ giao thức (tổng cộng 0,5%). 30% phí giao dịch được thanh toán dưới dạng hoàn phí cho các hợp đồng tương tác với một giao dịch, còn 70% còn lại sẽ được đốt.
Polygon (MATIC)
Polygon biến Ethereum thành một hệ thống đa chuỗi chính thức một cách hiệu quả (hay còn gọi là Internet of Blockchains). Hệ thống đa chuỗi này tương tự như những hệ thống khác như Polkadot, Cosmos, Avalanche, v.v. với những lợi thế về bảo mật, hệ sinh thái sôi động và tính cởi mở của Ethereum.
Polygon (trước đây là Matic Network) là một giải pháp mở rộng quy mô Lớp 2 được hỗ trợ bởi Binance và Coinbase. Dự án tìm cách kích thích việc áp dụng hàng loạt tiền điện tử bằng cách giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng trên nhiều blockchain.
Về mặt thương mại, các blockchain chính của Polygon được thiết kế theo cấu trúc để hỗ trợ nhiều giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) có sẵn trong hệ sinh thái Ethereum.
Nên hay không nên đầu tư vào coin nền tảng?
Có thể nói, Coin nền tảng luôn là một trong những sự chọn lựa mang đến rất nhiều những lợi ích đặc biệt cho nhà đầu tư. Theo đó, nguyên nhân phổ biến hơn cả thường là do:
- Sự uy tín và an toàn khi đa phần các coin nền tảng đều sở hữu tính thanh khoản cao. Đặc biệt, hầu hết các đồng coin này đều có mặt trên các sàn giao dịch lớn mạnh vì thế có thể hỗ trợ để các giao dịch được diễn ra mọi lúc, mọi nơi
- Bên cạnh đó, coin nền tảng còn sở hữu mạng lưới Blockchain riêng do đó luôn có những cơ hội lớn để mở rộng hay phát triển tích hợp nhiều ứng dụng phi tập trung với những lợi ích đặc biệt
- Dần dần khi những ứng dụng có giá trị cao được tích hợp càng nhiều sẽ càng mang đến giá trị cao hơn cho các nền tảng cung cấp các đồng coin nền tảng. Vì thế, giá trị của những loại coin này cũng sẽ càng cao hơn
Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn những đồng coin uy tín và có tiềm năng phát triển dài hạn, chắc hẳn các loại coin trụ cột sẽ là những sự chọn lựa tốt nhất
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào giải đáp đến quý bạn đọc những loại coin nền tảng đã và đang có xu hướng thịnh hành nhất 2022. Chúc bạn trong thời gian đến sẽ có được những sự chọn lựa đầu tư tiềm năng và sáng giá nhất.