Dư nợ là gì? – từ khóa mà bạn vừa nghe đã có sự liên tưởng đến những con số, gắn liền trong ngành lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nhưng liệu rằng bạn đã biết “Dư Nợ Là Gì?” Cách kiểm soát và hậu quả của dư nợ tín dụng cùng A Sideway tìm hiểu ở bài viết hôm nay nhé.
Dư Nợ Là Gì?
Phát sinh trong quá trình giao dịch tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam với nhiều biểu hiện đa dạng, hình thức phong phú được gọi là dư nợ (nợ tín dụng). Dư nợ có tên gọi tiếng Anh là Debt.
Nói theo cách đơn giản và dễ hiểu hơn thì khách hàng vay mượn ngân hàng, tổ chức tín dụng một số tiền, là khách hàng đang có một khoản nợ tại ngân hàng hay tổ chức tài chính và đó được gọi là dư nợ.
Ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ thông qua những hợp đồng vay thế chấp, vay tín chấp, vay trả góp,…. Tất cả những giao dịch đó sẽ được tổ chức cho vay quy định rõ ràng, đặc biệt là về thời gian khoản vay.
Như bất kì các hình thức vay vốn nào, khi đến đúng kỳ hạn được quy định trong hợp đồng, khách hàng sẽ tiến hành trả nợ và sau khi trả nợ xong thì số dư nợ của khách hàng tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng đã cho vay sẽ bằng 0.
Một Số Loại Dư Nợ Phổ Biến Nhất
Sau khi tìm hiểu được khái niệm về dư nợ, thì liệu bạn đã biết theo quy định của pháp luật thì có bao nhiêu loại dư nợ hiện hành. Cùng tìm hiểu thông qua các yếu tố như Khái niệm, Đặc điểm, Bản chất của 9 loại dư nợ nhé.
Dư nợ cho vay (Loan Outstanding Balance)
Dư nợ cho vay được xem là loại dư nợ phổ biến và được nhiều người biết đến nhất. Đây là loại dư nợ được hình thành khi bên vay thực hiện vay vốn tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào đó và hình thành nền khoản dư nợ này theo quy định pháp luật.
Dư nợ cho vay sẽ là tổng lại của nợ gốc ( đây chính là số tiền vay ban đầu mà bên đi vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và được ghi rõ trong hợp đồng ) và lãi ( chính là số tiền mà theo chu kỳ đã được ghi gõ trong hợp đồng vay vốn và số tiền phát sinh khi khách hàng chậm trả, quá chu kỳ thanh toán ).
Việc trả dư nợ muộn cho bên ngân hàng hay tổ chức vay vốn sẽ khiến cho cá nhân hay tổ chức vay vốn mang nợ xấu, để lại rất nhiều hệ lụy không hay. Nếu ở mức độ nợ xấu 3,4,5 thì tổ chức hay cá nhân vay vốn sẽ bị lưu thông tin nợ xấu trong vòng 5 năm và trong thời gian này không được vay vốn ở bất kỳ tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào.
Dư nợ giảm dần
Với những ai đã và đang thực hiện vay vốn tại ngân hàng thì ắt hẳn không còn xa lạ gì với dư nợ giảm dần. Dư nợ giảm dần được tính theo công thức:
Số tiền phải trả còn lại = Tổng số tiền vay – Số tiền đã thanh toán từng đợt
Số tiền phải trả còn lại chính là dư nợ giảm dần của khoản vay ban đầu
Dư nợ quá hạn
Với trường hợp khách hàng vay vốn tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhưng quá thời hạn ghi trên hợp đồng vay vốn nhưng vẫn chưa chịu chi trả khoản tiền gốc thì đây gọi là dư nợ quá hạn
Dư nợ ban đầu/Dư nợ đầu kỳ
Sau khi tổ chức tín dụng hay ngân hàng cho vay vốn tiến hàng giải ngân cho khách hàng đã vay họ sẽ nhận được một khoản tiền và đó được gọi là dư nợ ban đầu, dư nợ đầu kỳ.
Dư nợ cuối kỳ
Trái ngược với dư nợ đầu kỳ thì dư nợ cuối kỳ là từ khóa nhằm chỉ khoản tiền cuối cùng mà khách hàng còn mắc nợ ngân hàng hay tổ chức tín dụng đã cho họ vay tiền. Khi khách hàng tiến hành thanh toán.
Dư nợ cuối kỳ thì lúc này khoản nợ của khách hàng tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay sẽ trở về con số 0 cũng đồng nghĩa với việc khách hàng đã hết nợ
Dư nợ tín dụng
Cái tên cũng đã nói lên phần nào nội dung của loại dư nợ này. Thật vậy đây là loại dư nợ mà khách hàng thực hiện vay vốn tín dụng bao gồm các khoản vay như tài sản bảo đảm, không tài sản bảo đảm, vay tín chấp…
Dư nợ thẻ tín dụng
Dư nợ tín dụng có lẽ cũng không còn quá là xa lạ nhiều người khi mà người chủ thẻ tín dụng thực hiện vay mượn bằng thẻ tín dụng bằng hình thức trả sau và khách hàng phải trả dư nợ theo kỳ hạn quy định của bên cung cấp thẻ tín dụng đó. Còn nếu bạn trả chậm trễ hoặc không trả sẽ có những hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Dư nợ bảo lãnh
Khoản nợ này được hình thành từ các chứng thư bảo lãnh mà bên vay đã thực hiện đối với tổ chức tín dụng.
Dư nợ bình quân
Đây là kết quả của hình thức đo lường thường được bên cho vay sử dụng để nhằm đánh giá, xác định mức dư nợ của khoản vay trong một khoảng thời gian nhất định, tạm gọi là từ thời điểm T1 đến T2.
Dư nợ bình quân = (dư nợ tại thời điểm T1 + dư nợ tại thời điểm T2)/2
Dư Nợ Tín Dụng Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại
Dư nợ tín dụng có lẽ cũng không còn quá là xa lạ nhiều người khi mà người chủ thẻ tín dụng thực hiện vay mượn bằng thẻ tín dụng bằng hình thức trả sau và khách hàng phải trả dư nợ theo kỳ hạn quy định của bên cung cấp thẻ tín dụng đó. Còn nếu bạn trả chậm trễ hoặc không trả sẽ có những hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Có 5 loại dư nợ tín dụng như sau:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn – Dư nợ đủ tiêu chuẩn là những khoản nợ thực hiện chi trả cho ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay đúng thời hạn, hoặc có thể là những khoản nợ đang chi trả, cũng có thể là những khoản nợ mặc dù quá hạn nhưng tuyệt đối không quá 10 ngày.
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý – Là những khoản dư nợ mà đối tượng khách hàng thực hiện chi trả, thanh toán khoản dư nợ quá thời hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu được gọi là Dư nợ cần chú ý
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn – Là những khoản dư nợ mà đối tượng khách hàng thực hiện chi trả, thanh toán khoản dư nợ quá thời hạn từ 30 đến dưới 90 ngày được gọi là Dư nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ – Là những khoản dư nợ mà đối tượng khách hàng thực hiện chi trả, thanh toán khoản dư nợ quá thời hạn từ 90 đến 180 ngày được gọi là dư nợ có nghi ngờ.
- Nhóm 5: Dư nợ có nguy cơ mất vốn – Là những khoản dư nợ mà đối tượng khách hàng thực hiện chi trả, thanh toán khoản dư nợ quá thời hạn từ 180 ngày trở lên dư nợ có nguy cơ mất vốn.
Kiểm Soát Và Thanh Toán Dư Nợ Như Thế Nào?
Kiểm soát dư nợ
Sau khi tìm hiểu về dư nợ thì nhiều khách hàng muốn hiểu thêm về cách để kiểm soát dư nợ, nhằm hạn nợ những rủi ro đối với việc dư nợ quá sức kiểm soát gây ra những hậu quả khó lường. Để kiểm soát dư nợ có những phương thức sau đây, cùng tìm hiểu nhé:
- Kiểm tra nợ tín dụng thường xuyên: Có lẽ đây là cách mà đơn giản và dễ dàng nhất để khách hàng kiểm soát dư nợ. Hàng tháng ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn sẽ tiến hành gửi về một bảng danh sách những khoản nợ còn tồn tại. Nhằm mục đích để khách hàng theo dõi, kiểm soát, ghi nhớ khoản nợ của mình để thanh toán đúng thời hạn.
- Hạn chế mở nhiều thẻ tín dụng: Việc mở nhiều thẻ tín dụng đồng nghĩa với việc sẽ khiến lượng thông tin theo dõi quá nhiều, khách hàng sẽ khó theo dõi và ghi nhớ để trả nợ đúng hạn, nếu quá hạn sẽ dễ hình thành nợ xấu.
- Hạn chế dùng thẻ để rút tiền mặt: Khách với những loại thẻ khác thì phí rút tiền từ thẻ tín dụng khá cao. Nếu như khách hàng không biết và liên tục rút tiền mặt từ thẻ này thì mức phí sẽ khá lớn, dẫn đến việc dư nợ ngày càng tăng.
- Chi tiêu hợp lý trong tầm 1/3 hạn mức chi trả: Khi thực hiện chi tiêu số tiền trong thẻ tín dụng thì bạn nên tiến hành chi tiêu ⅓ trong đó, bởi hạn mức trong thẻ tín dụng chỉ là những cái bẩy kinh tế mà ngân hàng hay tổ chức tín dụng đưa ra. Nếu bạn không có khả năng chi tra mà lại tiêu quá nhiều sẽ không thể chi trả và mắc nợ xấu.
- Hạn chế tiết lộ thông tin thẻ: Thông tin thẻ là yếu tố mang tính bảo mật cá nhân, tuyệt đối không được tiết lộ nếu như không muốn mất tiền oan.
Thanh Toán Dư Nợ Như Thế Nào
Có 4 cách phổ biến nhất để thanh toán dư nợ tín dụng đó là:
- Nộp tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng
- Sử dụng séc hoặc ủy nhiệm chi
- Trích nợ tự động
- Chuyển khoản liên ngân hàng
Nộp tiền mặt tại quầy giao dịch: Nộp tiền mặt tại quầy giao dịch là hình thức thanh toán dư nợ phổ biến khi mà bạn chỉ cần làm theo những bước sau:
- Đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng phát sinh dư nợ
- Cung cấp CMND, số hợp đồng vay vốn để nhân viên kiểm tra dư nợ, số tiền cần phải đóng
- Nộp tiền
Sử dụng Séc hoặc ủy nhiệm chi: Hình thức sử dụng Séc hoặc ủy nhiệm chi để thanh toán rất phát triển ở các nước phát triển nhưng đối với Việt Nam thì còn khá mới và ít người sử dụng phương thức này do chưa nắm rõ được về nó.
Trích nợ tự động: Đây là một hình thức thanh toán dư nợ mà bạn không cần di chuyển đến ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Việc của bạn là đăng ký chức năng trích nợ tự động và ngân hàng, tổ chức tín dụng đến ngày thanh toán sẽ trừ ra số tiền vừa đủ với số tiền quy định từ tài khoản ngân hàng của bạn nhưng phải đảm bảo tài khoản của bạn có đủ số tiền để thanh toán.
Hậu Quả Của Việc Trả Nợ Không Đúng Hạn
Việc bạn vay vốn và không trả nợ đúng hạn sẽ dẫn đến một số hậu quả, tùy theo mức độ như:
Cuộc gọi thu hồi nợ
Khi đã quá hạn để thanh toán khoản nợ nhưng khách hàng chưa thực hiện thì nhân viên của ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thu hồi nợ, đó là công việc của ho. Nhân viên của ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thu hồi khoản tiền đã cho vay, lãi của khoản tiền đó cũng như một số chi phí phát sinh khác.
Chính vì lý do này mà khi khách hàng nằm trong trường hợp chậm thanh toán khoản tiền sẽ ngay lập tức các nhân viên tiến hành công việc của họ là thu hồi vốn bằng hình thức đầu tiên là gọi để thúc giục khách hàng trả nợ, thu hồi nợ.
Đối với những trường hợp đặc biệt như các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng không thể tự thu hồi vốn từ khách hàng, lúc này họ sẽ chuyển công việc này đến các công ty thu hồi nợ để họ thực hiện chuyên môn. Những cuộc gọi thu hoodi nợ sẽ diễn ra liên tục hơn với số lần gọi cũng có khả năng tăng lên.
Báo cáo lịch sử tín dụng, nợ xấu
Khi bạn không thực hiện chi trả những khoản vay cho ngân hàng theo đúng kỳ hạn thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã bị nợ xấu. Những thông tin của bạn sẽ được Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia lưu lại.
Và việc này cũng đồng nghĩa là tất cả các ngân hàng hay tổ chức tín dụng đều có thể kiểm tra thông tin của bạn nếu như bạn có nhu cầu vay vốn tại tổ chức của họ Đặc biệt trong trường hợp nợ xấu của bạn thuộc nhóm 3, 4, 5 thì bạn sẽ không được vay vốn trong vòng 5 năm tiếp theo ngay cả khi bạn đã thực hiện thanh toán.
Lãi suất không thuận lợi
Không hẳn việc cứ nợ quá hạn là sẽ bị từ chối đơn vay tín dụng. Một số tổ chức tín dụng vẫn hỗ trợ cấp vốn cho bạn khi rơi vào nợ chú ý (nợ nhóm 2, quá hạn từ 10 đến 30 ngày).
Ảnh hưởng đến sự nghiệp
Đôi khi, những công ty thu hồi nợ sẽ liên hệ hoặc gửi thông báo công ty nơi bạn làm việc, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến công ty cũng như uy tín của bạn tại công ty. Nguy cơ bị buộc thôi việc của bạn sẽ khá cao.
Kiện tụng
Trong trường hợp bạn không hợp tác với bên ngân hàng hay tổ chức tín dụng để trả dư nợ của bạn, bạn có khả năng bị kiện ra tòa và xử lý theo quy định của pháp luật.
Ảnh hưởng đến số điểm trong hệ thống chấm điểm công dân
Một số quốc gia có triển khai hệ thống chấm điểm công dân nên với việc bạn bị nợ xấu, trả dư nợ quá hạn sẽ bị trừ điểm rất nặng từ đó có nguy cơ bị từ chối phục vụ một số dịch vụ nhất định theo quy định.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã tiến hành đi tìm câu trả lời như “Dư Nợ Là Gì?” Cách kiểm soát và hậu quả của dư nợ tín. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích.