- Bunz
ERC 20 gần đây được xem như là một nền tảng gây sốt trên thị trường tiền điện tử toàn thế giới. Bên cạnh đó nếu bạn là một nhà đầu tư tiền điện tử và có quan tâm đến các dự án ICO thì chắc hẳn rằng bạn sẽ không thể không biết đến ERC20.
Tuy nhiên, đối với các bạn mới bắt đầu từ con số 0 thì ERC20 chắc hẳn là một thuật ngữ nghe có vẻ rất xa lạ và bên cạnh đó thì việc tiếp cận ERC20 cũng trở thành một vấn đề khó khăn hơn rất nhiều đối với các bạn.
Vậy ERC20 là gì?
ERC20 nó đóng vai trò gì trong thị trường tiền điện tử. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ERC20 là gì và những nội dung chi tiết của nó thông qua bài viết mới của A sideway nhé.
ERC20 là gì?
Vậy ERC20 là gì? ERC20 là thuật ngữ viết tắt của “Ethereum Request for Comment”, nó là một tiêu chuẩn kỹ thuật dùng để triển khai token và phát hành trên nền tảng blockchain của mạng lưới Ethereum, được hiểu là một dạng của Fungible Token.
Ngoài ra, các bạn phải tạo lập ra các Smart contract tức là hợp đồng thông minh thì mới có thể tạo ra các token trên nền tảng của Ethereum. Đáng chú ý, các Smart Contract phải được lập theo quy tắc của ERC20.
Vào 19/11/2015, các tiêu chuẩn ERC20 được đề xuất bởi Fabian Vogelsteller và Vitalik Buterin. Qua đó, các nhà phát triển không cần phải phát minh lại cấu trúc khác bằng cách làm theo bản vẽ phác thảo.
Các token ERC20 được người dùng biết đến nhiều hơn thông qua đợt phát hành coin đầu tiên vào năm 2017.
6 Chức năng mã hoá của Erc20 (total supply, balance of, allowance, transfer, approve, transfer from)
Để tuân thủ các tiêu chuẩn của ERC20, hợp đồng thông minh (Smart Contract) 9 chức năng. Trong đó, bao gồm 6 chức năng mã hóa bắt buộc và 3 chức năng được tùy chọn.
Bên dưới là các chức năng (funtion) khi chúng xuất hiện trong ngôn ngữ Solidity (ngôn ngữ lập trình trên Ethereum).
Chức năng tự chọn
- Symbol: ký hiệu của Token hoặc mã Token.
- Decimals: Số thập phân (tối đa 18), quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị của Token.
- Token Name: tên của Token.
Chức năng bắt buộc
- TransferFrom: Quy tắc này khá tương đồng với Transfer nhưng nó tiện dụng hơn với tính năng cho phép bạn ủy quyền cho ai đó chuyển Token thay bạn, chuyển Token từ tài khoản này sang tài khoản khác.
- Allowance: cho phép người dùng kiểm tra số Token dư trong ví để thuận tiện cho việc rút và kiểm soát Token trong ví của mình.
- TotalSupply: là tổng nguồn cung hay còn gọi là số lượng Token có thể được tạo ra
- Approve: đối chiếu giao dịch, giới hạn số lượng Token được rút ra từ ví của bạn. Quy tắc này sẽ giúp người tham gia tránh được các tiềm ẩn (rủi ro) do lỗi hợp đồng hoặc bị đánh cắp tất cả Token trong ví.
- TotalSupply: là tổng nguồn cung hay còn gọi là số lượng Token có thể được tạo ra.
- BalanceOf: Số dư của Token trong một tài khoản hoặc một ví đang có.
Đặc điểm của ERC20 (Ưu nhược điểm)
Ưu điểm của ERC20
Tính linh hoạt
Token ERC20 với khả năng tùy biến và điều chỉnh cao mà nó được sử dụng trên nhiều ứng dụng khác nhau.
Ví dụ: ERC20 Token có thể được sử dụng như là tiền và giao dịch trong các AMM, hoặc bạn có thể đem đi gửi để lấy lãi suất trong các nền tảng Lending.
Tính phổ biến
ERC20 được mọi người biết đến khá nhiều trong không gian crypto, và đó cũng là 1 phần của lý do thuyết phục để mọi người dùng nó làm tiêu chuẩn chung. Ngoài ra, ERC20 token hầu như nó tương tích với tất cả sàn giao dịch, hợp đồng thông minh (Smart Contract) và thậm chí là ví. Và hơn nữa là sự hỗ trợ của các nhà phát triển và tài liệu cũng rất đa dạng.
Tính Fungible
Các ERC20 token có thể hoán đổi cho nhau, còn có thể được hiểu là mỗi đơn vị có giá trị và năng lượng sử dụng tương đương nhau, bạn có thể thoải mái hoán đổi (trao đổi) chúng thoải mái với token của người khác mà không làm mất đi giá trị của nó.
Điều này là một điểm cộng đối với ERC20, ERC20 giúp cho việc tạo ra các token mới trở nên một cách dễ dàng, và đây cũng là lý do mà Ethereum trở nên được mọi người biết đến nhiều và phổ biến rộng rãi cho các chiến dịch ICO.
Nhược điểm của ERC20
Tiềm ẩn rủi ro lừa đảo
Mặc dù việc tạo ra một token mới rất dễ nhưng đó cũng chính là điểm yếu của ERC20. Cho đến hiện tại việc tạo ra một ERC20 token là một điều rất dễ dàng, qua đó lợi dụng chính điểm yếu này mà nhiều kẻ xấu có thể sẽ tạo nên nhiều token không có giá trị, bất cứ ai cũng có thể làm được điều này dù với mục đích gì.
Tóm lại, bạn nên suy nghĩ và phân tích cẩn thận trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Những dự án lừa đảo đều ngụy trang được vẻ bên ngoài thành blockchain. Do đó, việc bạn nên xác định kỹ càng các thông tin trước khi đầu tư là điều cần thiết.
Khả năng mở rộng
Việc khả năng mở rộng còn kém đối với các nhà đầu tư là một sự thách thức lớn, điều này khiến họ mất đi những khoản phí không đáng có, và thậm chí còn bị trễ giao dịch. Ngoài ra việc các nhà đầu tư khởi chạy một token ERC20 vào những lúc bị tắc nghẽn mạng, thì rất có khả năng tính khả dụng của token có thể bị ảnh hưởng.
Mức độ phổ biến và tầm quan trọng của ERC20
Các quy tắc cũng như tiêu chuẩn của ERC20 là con đường làm chủ để tạo ra các mã thông báo mới trong tiền điện tử vào một khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt, nó rất phổ biến đối với các ICO và các Company gọi vốn từ Community (cộng đồng), ICO được biết với ngành công nghiệp tiền mã hóa nó giống tương tự với phát hành lần đầu ra công chúng trên thị trường chứng khoán.
Cho đến hiện nay, đã có hàng trăm nghìn thông báo khác nhau, được phát hành và vẫn hoạt động theo tiêu chuẩn của ERC20.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn được đặt ra không hạn chế khả năng phát triển, do đó bên triển khai có thể thêm và đặt các tham số cụ thể để có thể phù hợp nhất với nhu cầu của họ nhờ vào tính linh hoạt của token ERC20.
Smart Contract ERC20 được sử dụng để thực hiện các process (quy trình) và function (chức năng) khác nhau trong không gian kỹ thuật số, nhưng một trong số các Smart Contract đã được sử dụng để tạo ra các NFT (mã thông báo không thể thay thế) với mục đích cung cấp thêm tiền xu ban đầu (ICO).
Theo các số liệu thực tế cho thấy rằng, việc các mã thông báo ERC20 hầu như chiếm một mình ở vị thế độc tôn của thị trường tăng giá ICO vào năm 2017, các loại tiền điện tử thành công sẽ được thành lập theo giao thức ERC20.
Minh chứng cho điều này là EOS vẫn còn là một mã thông báo dựa vào ERC20 phổ biến, nó đã huy động được hơn 185 triệu đô trong đợt cho phát hành ICO kéo dài 5 ngày. Thêm vào đó, thông qua quá trình bán mã thông báo ERC20 mà một công ty có tên là Bancor đã thu được 153 triệu đô la tiền huy động vốn từ cộng đồng.
Qua đó, chúng ta cũng đã thấy được mức độ phổ biến cũng như tầm quan trọng của ERC20 đối với thị trường.
ERC20 Wallet là gì? Hướng dẫn tạo Ví ERC20
Ví ERC20 là ví dùng để lưu trữ các token của ERC20.
Vậy cách để tạo ra ví ERC20 như thế nào? Nó có khó để thực hiện hay không, các bạn hãy tiếp tục theo chân Asideway để biết thêm thông tin chi tiết ở bên dưới nhé.
Chúng ta sẽ có tất cả 5 bước thực hiện tạo ví ERC20:
Bước 1: chọn add wallet.
Bước 2: Chọn biểu tượng Ethereum hoặc search Ethereum (ETH) trên thanh tìm kiếm → Chọn Create Wallet.
Bước 3: Đặt tên ví (đặt tên nào mà các bạn có thể nhớ và tiện lợi cho việc sử dụng sau này) và bấm Create để tạo ví.
Bước 4: Copy (sao chép) passphrase hoặc private key và dán vào ô Confirmation, chọn vào ô “I understand…”. Bước này là bước quan trọng nhất, do đó các bạn cần phải tập trung lưu ý.
Sau khi bạn đã copy xong Private Key, bạn nên ghi lại địa chỉ hoặc chụp lại.
Bước 5: tạo ví thành công.
Tổng kết
Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu về ERC20 là gì cũng như ứng dụng, ưu và nhược điểm của ERC20 Token. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn về ERC20 cũng như các kiến thức và thông tin liên quan đến nó.
Nếu các bạn còn gì chưa được giải đáp liên quan đến topic trên, hãy liên hệ với đội ngũ qua Website: hoặc cmt ở phía dưới bài viết để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết lần sau!