Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe qua từ “lãi gộp” ít nhất là một lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng như các đầu báo kinh tế, tài chính, ti vi, hoặc trên các kênh thông tin điện tử.
Đây là một thuật ngữ quá quen thuộc với những đối tượng tham gia trong giới kinh doanh, tài chính, ngân hàng nhưng lại khá mới mẻ với những ai mới bắt đầu tham gia hoặc có nhu cầu tìm hiểu. Chính vì thế, tại bài viết dưới đây A Sideway sẽ giải đáp cho bạn “lãi gộp là gì” và cung cấp những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề này.
Lãi gộp là gì?
Trong kinh doanh, có một khái niệm quan trọng gọi là lãi gộp hoặc lợi nhuận gộp. Sau khi kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu được một số tiền từ doanh thu, bao gồm cả lợi nhuận và tất cả các chi phí.
Quá trình tính toán lãi gộp là khi doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí đã phát sinh trong quá trình kinh doanh, nhằm tìm ra số tiền lợi nhuận cụ thể. Đơn giản hơn, lãi gộp là sự chênh lệch giữa tổng chi phí kinh doanh đã chi trả và doanh thu thực tế thu được.
Đây là một cách giải thích ngắn gọn dành cho câu hỏi “lãi gộp là gì”. Tóm lại, lãi gộp là khoản tiền thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí kinh doanh, và nó cho biết mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.
Có hai hình thức tính lãi gộp phổ biến nhất:
- Hình thứ nhất: Doanh nghiệp kinh doanh bằng việc nhập nguồn hàng từ nơi khác, sau đó bán ra thị trường để thu lợi nhuận. Ở hình thức này thì lãi gộp sẽ được hiểu là số tiền chênh lệch giữa khoản chi bỏ ra nhập hàng và doanh thu thực tế mà doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh mặt hàng đó.
- Hình thức thứ hai: Khác hoàn toàn với hình thức thứ nhất, doanh nghiệp sẽ tự sản xuất được hàng hóa và đem bán trực tiếp ra thị trường chứ không trải qua bất kì trung gian nào. Ở hình thức này thì lãi gộp chính là khoản tiền thu được từ sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất hàng hóa và doanh thu thực tiễn mà doanh nghiệp thu về.
Công thức và cách tính lãi gộp
Công thức tính lãi gộp là không hề khó, nếu như bạn nắm vững quy luật sau đây:
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa
Đối với những trường hợp doanh thu thuần thay cho Doanh thu, các bạn có thể áp dụng công thức sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần.
Một số lưu ý bạn cần ghi nhớ khi tính lãi gộp để tránh phạm sai sót như sau:
- Lãi gội là kết quả phép trừ giữa doanh thu thực tế và chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc mua hàng hóa. Cũng có những văn bản lại ghi là doanh thu thuần trừ chi phí đem về lợi nhuận gộp. Bạn không cần phải hoang mang, hãy ghi nhớ rằng ở phương thức nào thì lợi nhuận gộp hay lãi gộp đều là một nhé.
- Thứ hai mặc dù biết 2 thuật ngữ lợi nhuận gộp hay lãi gộp đều là một nhưng ở mỗi địa phương thậm chí là mỗi quốc gia sẽ có cách gọi riêng cho thuật ngữ này. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ sẽ gọi là lãi gộp và ở Anh, Úc sẽ gọi là lợi nhuận gộp.
Ví dụ về phép tính lợi nhuận gộp:
MP là doanh nghiệp chuyên kinh doanh về sản phẩm nước rửa tay khô. Chỉ trong vòng tháng 3 năm 2020, tháng dịch COVID cao điểm nhất của nước ta, doanh nghiệp MP đã sản xuất ra được 10.000 chai nước rửa tay khô, và bán ra thị trường với giá là 40.000 VNĐ/chai. Với một chai nước rửa tay khô như vậy thì chi phí sản xuất là 20.000 VNĐ/chai. Câu hỏi đặt ra ở đây là vậy trong tháng 3 năm 2020, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp MP là bao nhiêu cho mặt hàng nước rửa tay khô này.
Như vậy lợi nhuận gộp trong tháng 3 năm 2020 sẽ là:
10.000 x 40.000 – 10.000 x 20.000 = 200.000.000 VNĐ
Tỷ lệ Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp
Tỷ lệ lợi nhuận gộp là thuật ngữ mà thông qua nó giúp doanh nghiệp xác định được sự phát triển thông qua mức độ chênh lệch tỷ lệ lợi nhuận qua các năm.
Bằng việc tính lợi nhuận thu về của doanh nghiệp sau khi đã trừ hết các khoản chi, đưa về dạng % doanh thu để có sự so sánh khách quan và chính xác nhất về tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Mà trong tiếng Anh gọi thuật ngữ tỷ lệ gộp là Gross Profit.
Công thức tính:
Tỉ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu
Ví dụ về tính tỉ lệ lãi gộp:
Trong năm 2019, Doanh nghiệp MP với doanh thu thực tế chỉ đạt là 50 tỷ và có lãi gộp chính xác là 10 tỷ.
- Như vậy tỷ lệ lãi gộp (%) sẽ là bằng: 10/50 = 20%
Và bước sang năm 2020, với sự ảnh hưởng khủng khiếp của mà COVID-19 mang lại, Doanh nghiệp MP trong kinh doanh với doanh thu mang về là 100 tỷ và có lãi gộp chính xác là 15 tỷ.
- Tỷ lệ lãi gộp sẽ bằng: 15/100 = 15%
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng năm 2020 doanh thu dù có tăng lên gấp đôi so với năm 2019 nhưng tỷ lệ lợi nhuận lại giảm đi rất nhiều ( cụ thể là 5%). Đây là một con số thâm hụt rất lớn, nguyên nhân chính đến từ sự ảnh hưởng khủng khiếp của COVID-19 với Doanh nghiệp MP nói riêng và nước ta nói chung.
Bên cạnh đó thì có thể kể thêm một số tác nhân nổi bật dẫn đến việc hụt giảm tỷ lệ lợi nhuận như là giá chi phí sản xuất tăng ( nguyên vật liệu, lao động,…), chi phí quảng cáo tăng, mặt bằng kinh doanh tăng giá,…
Từ những nguyên nhân này, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra cái nhìn khách quan và những nhận định chính xác về doanh nghiệp. Từ đó mà áp dụng những giải pháp hợp lí để đưa doanh nghiệp phát triển, thu nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Sự khác biệt giữa lãi gộp (Lợi nhuận gộp) và lãi ròng
Lãi gộp( lợi nhuận gộp) | Sau khi tiến hành phép tính trừ doanh thu thực tế cho tất cả những chi phí sản xuất thì số tiền còn lại thu về chính là lãi gộp hay còn gọi là lợi nhuận gộp.
Công thức là: Lãi gộp= Doanh thu – Tất cả chi phí sản xuất |
Lãi ròng | Lãi ròng là khoản tiền thu về sau khi tiến hành phép trừ doanh thu thực tế cho tất cả các chi phí kinh doanh như lãi xuất, thuế.
Công thức là: Lãi ròng= Doanh thu – ( Lãi xuất + Thuế ) |
Tỷ lệ lãi gộp có ý nghĩa như thế nào?
Giúp xác định được tốc độ phát triển của doanh nghiệp
Thống kê số liệu cụ thể để phân tích tỷ lệ lợi nhuận gộp, từ những số liệu đó mà doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra những góc nhìn trực quan, đánh giá chính xác nhất về tình hình cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp qua các năm.
Từ đó thì cũng nhận định được những ưu nhược điểm của doanh nghiệp, những chỉ tiêu đã đạt được trong bản kế hoạch mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, cũng như những mục tiêu chưa thực hiện được.
Từ đó mà nhà quản trị sẽ phân tích nguyên nhân đến từ yếu tố chủ quan hay khách quan, để đưa ra định hướng phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Giúp doanh nghiệp đưa ra chính sách điều chỉnh chi phí và giá cả phù hợp
Từ việc doanh nghiệp xác định được tỷ lệ lãi gộp, các nhà quản trị sẽ đưa ra những giải pháp điều chỉnh chi phí nếu như tỷ lệ lãi gộp sụt giảm.
Chẳng hạn như việc điều chỉnh chi phí sản xuất hàng hóa, tìm những đơn vị vận chuyển với giá thành phải chăng hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hoặc có thể thay đổi phương pháp bảo quản sản phẩm để tiết kiệm chi phí, hoặc thậm chí là cắt giảm nhân công,…
Tạo ưu thế so với đối thủ cạnh tranh
Việc doanh nghiệp bạn nắm rõ được tài chính và điều phối nguồn tiền một cách thông minh sẽ tạo ưu thế rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như tăng khả năng cạnh về mọi mặt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về câu hỏi “ Lãi gộp là gì? ” cũng như cung cấp những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có những cái nhìn mới hơn về góc nhìn của người kinh doanh và hỗ trợ phần nào cho công việc của bạn trong thời gian sắp tới.
Xem thêm: Top app, ngân hàng Vay tiền online