Lợi Tức Là Gì? Công Thức Tính Lợi Tức Chi Tiết 2022

Loi Tuc La Gi Cong Thuc Tinh Loi Tuc Chi Tiet 2022

Một khoản tiền lãi thu được sau một chiến dịch đầu tư thuận lợi cũng có thể được thể hiện bởi khái niệm lợi tức. Vậy lợi tức là gì, và lợi tức khác lãi suất là gì? Hãy cùng A Sideway tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến lợi tức thông qua bài viết này nhé!

Giới Thiệu Về Lợi Tức

Lợi Tức Là Gì?

Lợi tức là những khoản lợi nhuận có thể thu được từ hoạt động kinh doanh hay bất kỳ khoản đầu tư nào bằng tiền hoặc tiền lãi phát sinh khi cho vay hay gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng. Lợi tức có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau trong các lĩnh vực đầu tư khác nhau.

Còn nếu xét về mặt nội dung, lợi tức là một phần giá trị thặng dư mà các công ty, các doanh nghiệp phải nhượng lại cho các ngân hàng cho vay hoặc những người cho vay. Lợi tức cũng có thể được xem như giá cả của tiền vay.

Lợi Tức Là Gì?

Chủ sở hữu tài sản có thể tự mình khai thác hoặc cho người khác khai thác công dụng của tài sản để từ đó được hưởng lợi tức.

Ví dụ đơn giản về lợi tức như sau, anh Nguyễn Văn A đang có ý định xây một căn nhà để cùng với gia đình mình sinh sống, thế nên anh A đã đi vay ngân hàng một khoản tiền tổng cộng là 30.000.000 đồng, với thời hạn là 6 tháng, lãi suất là 15% một năm.

Sau 6 tháng thì anh Nguyễn Văn A phải trả cho ngân hàng số tiền là 31.500.000 đồng, trong đó thì 30.000.000 đồng là số tiền gốc mà ngân hàng cho anh A vay và 1.500.000 đồng chính là số tiền lãi.

Xem thêm:   Thông Tin Về Ngân Hàng Vietcombank - Sản Phẩm, Dịch Vụ, Vay Tiền, Lãi Suất

Ta có thể kết luận như sau, 1.500.000 đồng đó chính là lợi tức mà ngân hàng thu được bằng việc cho anh Nguyễn Văn A vay số tiền là 30.000.000 đồng

Lợi tức dưới góc độ của những người cho vay hay các nhà đầu tư sẽ được hiểu là sự gia tăng vốn đầu tư ban đầu trong một số trường hợp, với khoảng thời gian nhất định. Nếu đầu tư một số vốn lớn, những nhà đầu tư có thể nhận được giá trị tương lai lớn hơn số vốn đầu tư ban đầu và phần chênh lệch này được coi là lợi tức.

tim hieu ve loi tuc

Lợi tức dưới góc độ của người đi vay hay người sử dụng vốn thì lại được hiểu là số tiền đến hạn mà người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay (tức là chủ sở hữu vốn) để sử dụng vốn trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

Trong thời hạn cho vay, chủ sở hữu vốn  có thể xảy ra vấn đề sau: Người vay tiền không có khả năng trả được lãi phát sinh hoặc thậm chí là Không trả được vốn vay. Những rủi ro này ảnh hưởng xấu đến lợi tức của người cho vay trong tương lai mà họ đã tính toán.

Số tiền đi vay (hoặc số tiền bỏ ra để cho vay) ngay từ đầu sẽ được coi là tiền gốc. Số tiền nhận được phát sinh từ vốn gốc sau một thời gian được tính chính là giá trị tích lũy.

Nguồn gốc của lợi tức?

Về nguồn gốc của lợi tức, thì trong nền kinh tế thị trường, luôn xuất hiện hiện tượng có chủ thể thì sở hữu lượng tiền nhàn rỗi, trong khi lại có những chủ thể khác đang cần tiền để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đó sẽ thúc đẩy quan hệ cho vay và đi vay.

Xem thêm:   Số Dư Khả Dụng Là Gì? Số Dư Khả Dụng Và Hiện Tại Khác Gì ?

Nguồn gốc của lợi tức?

Người đi vay nếu kinh doanh tốt sẽ thu được lợi nhuận bình quân, do phải đi vay tiền của người khác thế nên người đi vay phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình quân mà mình thu được để trả cho người cho vay.

Hiểu một cách đơn giản, lợi tức chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người vay vì người đi vay đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay.

Đây chính là quan hệ kinh tế phản ánh quan hệ lợi ích giữa người đi vay đối với người cho vay. Song về thực chất, đó là một phần của giá trị thặng dư mà người đi vay đã thu được thông qua việc sử dụng số tiền đã vay đó.

Các loại lợi tức trong những doanh nghiệp hiện nay

Bên cạnh những thông tin để nắm rõ lợi tức là gì, chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ các loại lợi tức để từ đó áp dụng vào những công việc trong thực tế cuộc sống.

Các loại lợi tức trong những doanh nghiệp hiện nay

Có 4 loại lợi tức mà bạn có thể bắt gặp trong thực tế đó là:

  • Lợi tức hiệu dụng năm.
  • Lợi tức thị trường tiền tệ.
  • Lợi tức theo thời gian nắm giữ.
  • Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng.

Ý nghĩa và cách để tính các loại lợi tức chính xác nhất

Lợi tức hiệu dụng năm

Đây là loại hình lợi tức sẽ cung cấp cách tính cho lợi tức đầu tư của bạn chính xác hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi nó đã có sẵn các cơ hội đầu tư khác nhau để từ đó có thể áp dụng việc tính lãi kép.

Xem thêm:   Platinum Là Gì? Ứng Dụng Của Platinum Trong Cuộc Sống

Lợi tức hiệu dụng năm

Công thức tính lợi suất hiệu dụng năm là như sau

EAY = (1+HPY)365/t-1

Trong đó:

  • HPY = lợi tức thu được trong toàn bộ khoảng thời gian đầu tư
  • t = thời gian tính đến thời điểm đáo hạn với đơn vị là số ngày

Lợi tức thị trường tiền tệ

Lợi tức thị trường tiền mặt hay các sản phẩm tương tự như số tiền gửi chẳng hạn. Loại lợi tức này được sử dụng để so sánh lợi tức của trái phiếu với một công cụ thị trường cụ thể.

Lợi tức thị trường tiền tệ

Vì thế, các công cụ thị trường tiền tệ tính giá trên cơ sở là 360 ngày, nên thị trường tiền tệ cũng sẽ được tính dựa theo con số 360 ngày. Các khoản đầu tư ngắn hạn này đều sẽ được tính bằng các khoản tiền mặt tương ứng.

Công thức tính lợi tức theo thị trường tiền tệ:

MMY = (360 x YBD)/ 360 – (t x YBD)

Trong đó:

  • YBD = lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng đã được tính.
  • t= thời gian tính đến thời điểm đáo hạn với đơn vị là số ngày

Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Đây là loại lợi tức này được xác định dựa trên cơ sở lưu giữ vì thế không cần thiết phải biết số ngày cũng như cách tính lợi tức chiết khấu ngân hàng. Nếu vẫn còn có những cách tính lợi nhuận khác trong năm, số tiền này sẽ không hề thay đổi sau một năm, bên cạnh đó là tiền mặt hoặc lãi suất được trả khi đáo hạn cũng không thay đổi.

Xem thêm:   Sang Ngang Thẻ Tín Dụng Là Gì? Điều Kiện Và Ngân Hàng Cho Sang Thẻ Tín Dụng

Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Nếu những cách tính lợi nhuận khác dựa trên thời gian hàng năm thì cách tính lợi nhuận này sẽ không được chuyển đổi thành lợi nhuận một năm. Không chỉ vậy, các khoản lãi hay tiền giải ngân sẽ được thanh toán khi đáo hạn.

Công thức lợi tức theo thời gian nắm giữ là như sau:

Lợi tức = (P1 – P0 + D1) / P0

Trong đó:

  • P1 = số tiền nhà đầu tư nhận được khi đáo hạn
  • P0 = chính là giá mua của khoản đầu tư
  • D1 = tiền lãi sẽ nhận được hay chính là số tiền được trả

Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng

Thông thường, dựa trên cơ sở chiết khấu, trái phiếu sẽ được niêm yết giá. Điều đó đồng nghĩa với việc nó sẽ thông báo rằng toàn bộ số tiền mà người đi vay nắm giữ sẽ được đáo hạn và nhà đầu tư trả giá thấp hơn để có thể mua được trái phiếu.

Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng

Để tính lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng, bạn hãy tính khoản tiền chênh lệch với tỷ lệ phần trăm hàng năm. Trong trường hợp này, lợi tức sẽ được được tính theo công thức rất đơn giản như sau:

Lợi tức = [(chiết khấu / mệnh giá) * 360 ] / (số ngày còn lại đến khi đáo hạn).

Trong đó:

  • D( discount) = Giá trị chiết khấu
  • F (Face value) = Mệnh giá
  • T(Number of days until maturity ) = thời gian tính đến thời điểm đáo hạn với đơn vị là ngày

Những khái niệm về lợi tức

Tỷ suất lợi tức là gì?

Tỷ suất lợi tức là gì, thì đây là tỷ lệ giữa lãi trả (phải trả) dựa trên vốn đầu tư (vốn vay) trong thời hạn. Nhóm thời gian là số, ngoại trừ những trường hợp cụ thể khác. Về phía khoản nợ, tỷ lệ trả nợ cũng sẽ rõ ràng y như lãi suất của khoản nợ.

Xem thêm:   Msb Bank Là Ngân Hàng Gì? Maritime Bank Có Uy Tín Không?

Ví dụ đơn giản như sau: Anh Nguyễn Văn B nợ ngân hàng 20.000.000 đồng trong thời gian là 1 năm, sau 12 tháng thì anh B phải trả ngân hàng 23.600.000 đồng, tối đa là 20.000.000 đồng, và tiền lãi sẽ là 3.600.000 đồng (tính toán dựa theo bảng cân đối kế toán ban đầu).

Hệ số nợ vay ngân hàng = 1.800.000 / 20.000.000 = 0,18 = 18% / năm.

Tỷ suất sinh lời = 18% / năm.

Thuế lợi tức là gì?

Thuế lợi tức là một loại thuế trực thu đánh vào lợi tức mà cá nhân hay doanh nghiệp tạo ra. Điều 1 của Luật thuế lợi tức quy định là thuế phải được nộp theo cách như sau:

Doanh nghiệp hay cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động như sản xuất, chế tạo, vận tải, thương mại, tiếp thị, dịch vụ, cũng như các hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam đều phải nộp thuế tương ứng đối với Luật này.

Phân Biệt Giữa lợi tức và lãi suất

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, lãi suất được phản ánh qua một tỷ lệ mà theo đó người đi vay và sử dụng vốn sẽ phải thực hiện chi trả phần vốn vay và lãi suất theo những cam kết trước đó.

Lãi suất chính là phần tỷ lệ dựa vào số tiền gốc mà người vay vốn phải trả theo khoảng thời gian đã được quy định trước đó. Phần lãi suất này sẽ được tính theo đơn vị thời gian là năm.

Xem thêm:   Tất Toán Là Gì? Các Hình Thức Tất Toán Phổ Biến Hiện Nay

Phân Biệt Giữa lợi tức và lãi suất

Lãi suất nếu đề cập đến trong mô hình kinh tế vĩ mô thì nó là một công cụ, một phương tiện để điều hành nền kinh tế, giúp kiểm soát, cũng như khống chế những biến động trong tỷ lệ thất nghiệp hay chỉ số lạm phát.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra lãi suất và lợi tức có những mối quan hệ với nhau. Chỉ số này có thể được sử dụng để xác định khả năng sinh lợi của phần vốn đã bỏ ra là bao nhiêu và đó chính là cơ sở để hình thành nên lãi suất. Theo chiều ngược lại, lãi suất cũng thể hiện được phần lợi tức có được là bao nhiêu dựa trên số vốn đã bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Như vậy, chúng ta có thể rút ra một điều rằng, lãi suất chính là kết quả của một quá trình cụ thể hóa những giá trị của lợi tức. Lãi suất cũng chính là giá trị mà người đi vay phải bỏ ra, thanh toán để có thể sử dụng vốn trong một thời gian. Bên hưởng lợi từ lãi suất không ai khác chính là các chủ thể cho vay vốn.

Tổng Kết

Vậy qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết lợi tức là gì, cũng như tỷ suất lợi tức gì. Để trở thành một nhà đầu tư xuất sắc, việc nắm rõ những thông tin về lợi tức cũng là một lợi thế khiến cho bạn thành công trong lĩnh vực bạn đã chọn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *