- Bunz
Margin Trading là một hình thức cũng như là 1 thuật ngữ mà chúng ta sẽ thường thấy trong thị trường chứng khoán, tiền điện tử. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thông tin cho rằng đánh Margin sẽ rất nhanh có lợi nhuận nhưng 1 khía cạnh khác cũng có người nói rằng đánh Margin rất sẽ bị lỗ nặng.
Vậy “Margin Trading là gì?”
Những người mới nên làm như thế nào để có hiệu quả nhất cũng như không bị thiệt hại quá nhiều. Hãy cùng Asideway tìm hiểu qua Margin Trading là gì nhé.
Margin Trading là gì?
Margin Trading được biết đến dưới dạng hình thức “giao dịch ký quỹ” nói một cách dễ hiểu thì user sẽ sử dụng đòn bẩy trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Đáng chú ý là tính chất của Margin Trading là mượn tiền để đầu tư thay vì phải sử dụng nguồn vốn tự có như các coin khác.
Trên thực tế thì nếu có thể sử dụng được Margin trên một sàn giao dịch nào đó thì bạn cần phải có một khoản tiền gọi là tiền thế chấp. Theo đó, tùy từng sàn giao dịch mà họ sẽ cho bạn mượn gấp 3, 5 lần hoặc thậm chí 10 lần số tiền mà bạn đã thế chấp.
Bên cạnh đó, theo như Asideway biết thì sẽ có một số sàn giao dịch, khi bạn tham gia Margin trong Trade Coin thì bạn sẽ bị tính phí, những phí này cũng sẽ phân cao thấp khác nhau theo từng sàn.
Các thuật ngữ của Margin dành cho người mới
Khi mới bắt đầu giao dịch Margin thì các bạn hiểu qua một số về các thuật ngữ , để có thể giao dịch một cách thuận lợi hơn, Asideway đã tổng hợp một số thuật ngữ để các bạn có thể hiểu rõ về Margin khi bắt đầu chơi:
- Margin Account: Đây là thuật ngữ về số tiền sàn sẽ tạm giữ của bạn khi bạn bạn mở position. Bên cạnh đó, số tiền này ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào mức đòn bẩy mà bạn đã chọn.
- Exchange Account: Tài khoản giao dịch phổ biến
- Lending Account: Bạn có thể thu lợi nhuận từ số tiền ở account này, và account sẽ lưu trữ số tiền bạn cho người khác vay
- Position ( Vị thế/ lệnh ) position sẽ có 2 vị thế chính:
– Long Position ( Vị thế mua ): Mua vào giá rẻ, bán ra giá cao.
– Short Position ( Vị thế bán ): Đối lập với Long Position, Short Position sẽ mua với giá cao, và bán lại với giá thấp.
- Maintenance Balance: Có nghĩa là % số tiền chơi, ràng buộc để không bị bán tài sản. Ngoài ra, số tiền còn lại phải lớn hơn giá trị đó.
- Required Equity: Đây là giá trị account còn đọng lại ước tính bắt buộc để không bị bán.
- Liquidation (cháy account): Đây cũng là điều khiến các nhà đầu tư sợ hãi nhất. Một khi bạn đặt lệnh, hệ thống sẽ đưa ra giá bán và mức giá phải phụ thuộc vào số tiền, nó cũng tương tự như mức đòn bẩy của các nhà đầu tư vậy. Ngoài ra, số tiền lỗ ước tính của bạn thường chiếm 95-100% số tiền gốc của bạn đã bỏ ra.
- LIQ Price: Khi account của bạn mốc này, account của bạn sẽ bị bán.
- P/L: Ước lượng số lợi nhuận và lỗ của bạn theo các lệnh của thị trường bây giờ. Số lợi nhuận và lỗ sẽ được tính theo giá trị %.
- P/L fee/ Funding Cost: Các phí vay của bạn.
- Kill Margin/ Kill Short/ Kill Long: Được hiểu basic là một hình thức thao túng thị trường. Trong khi các Shark đang nắm giữ số tài sản coin khổng lồ thì bên này họ lại cố tình đẩy giá lên cao để làm cháy hoàn toàn các account của các người đánh Short, do đó đây được gọi là Kill Short đấy các bạn. Đối ngược lại vs Kill Short, Kill Long là lượng tài sản lớn mà Shark đã bán ra. Tóm lại, tất cả các ý trên là để diễn tả act thao túng thị trường, được gọi 1 cách dễ hiểu là Kill Margin.
Margin Trading hoạt động ra sao ?
Vậy Margin Trading hoạt động như thế nào?
Đây sẽ là một dấu chấm hỏi của tất cả những ai mới chập chững vào các thị trường. Vậy hãy cùng Asideway tìm hiểu một cách cụ thể ở phía bên dưới nhé:
Margin Trading ( giao dịch ký quỹ ) được hoạt động bằng cách cho phép bạn mở 1 vị thế mà trong đó bạn chỉ cần trả trước một khoản nhỏ của tất cả tổng chi phí của bạn. Thêm vào đó, hiện nay tiền Margin được quyết định bởi hệ thống của Margin, đơn bị cung cấp dịch vụ và số vốn cần thiết sẽ lệ thuộc vào các dụng cụ phái sinh được dùng và các loại thị trường sẽ được chọn ra để giao dịch.
Đặc biệt, khi mà các thị trường biến động mạnh hoặc cần đến các vị thế lớn, họ sẽ yêu cầu tiền đặt cọc lớn hơn và do đó, yêu cầu của Margin sẽ phản ánh đòn bẩy của bạn.
Ví dụ: Nếu mở giao dịch với 200 đô với đòn bẩy 10:1, nhà giao dịch sẽ nên cần cam đoan 20.000 đô là vốn của họ.
Cho đến khi mở một vị thế, nếu giao dịch bắt đầu trở nên thua lỗ và các khoản tiền gửi đầu tiên không đủ để giữ Position thì bạn có thể sẽ cần phải nạp thêm tiền vào đó. Trong trường hợp sẽ xảy ra, Bingbon sẽ gọi bạn là Margin, ngoài ra bạn sẽ cần nạp thêm tiền vào account => tiền bổ sung này còn được gọi là ký quỹ duy trì.
Đặc điểm của Margin ( ưu điểm và nhược điểm )
Bất cứ khi làm cái gì, nó đều 2 mặt hại và lợi, vậy ưu và nhược điểm của Margin là gì?
Ưu điểm
- Ưu điểm có thể thấy một cách rõ ràng nhất của Margin Trading ( giao dịch ký quỹ) là lợi ích kinh tế mà nó mang lại rất cao so với giá trị của các vị thế giao dịch.
- Margin Trading có thể ứng dụng cho việc đa dạng hóa các danh mục tài chính.
- Bên cạnh đó, nó nâng cao giá trị nguồn tài chính vì các nhà giao dịch sẽ mở rộng vị thế với số vốn đầu tư tương đối nhỏ.
- Account ký quỹ có thể giúp các bạn kiếm được lợi nhuận mặc dù có thị trường đi xuống đi chăng nữa.
Nhược điểm
- Mặc dù nó có lợi nhuận lớn, nhưng về khía cạnh nào đó bạn sẽ nguy cơ đối mặt với rủi ro cao.
- Sẽ rất dễ bị cháy Account nếu không có trình độ chuyên môn, và sự hiểu biết về Margin Trading.
- Trước đó, các nhà đầu tư phải quyết định có nên sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro cho phù hợp để có thể dùng các công cụ giảm sự rủi ro khi sử dụng Marking Trading.
Các sàn giao dịch đánh Margin uy tín và tốt nhất
Bên dưới đây A sideway sẽ hỗ trợ và giới thiệu cho các bạn một số sàn tiền điện tử dùng để đánh Margin ổn nhất hiện nay nhé:
- Bitmex: hiện là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch khổng lồ. Bitmex vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho các Trader Margin, với ưu điểm hỗ trợ đòn bẩy lên đến 100x.
- Binance: Margin sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới trong thời điểm hiện tại, cũng vừa được Birance cho ra mắt vào ngày 10 tháng 7 năm 2019. Ngoài ra, Birance cũng là sàn giao dịch không còn xa lạ với người dùng toàn cầu và hiện tại là sàn giao dịch có khối lượng giao ngay lớn nhất trên thế giới.
- Bitfinex: sàn giao dịch này được các nhà đầu tư cũng như các trader biết đến khá nhiều, đây cũng là sàn giao dịch Margin Bitcoin lâu đời nhất, đặc biệt nó có tính thanh khoan cao và nhiều Shark ở đó.
- Poloniex: sàn giao dịch Margin Trading hỗ trợ với tỷ lệ đòn bẩy tối đa 2.5x. DDo nó có tính thanh khoản kém và phí lại cao nên không được các trader Việt Nam đón nhận nhiều.
Kinh nghiệm đánh Margin cho người mới?
Vậy khi chơi Margin các bạn nên cần biết những gì, cùng tìm hiểu kinh nghiệm cho những người “Chân ướt chân ráo” Tập chơi Margin nhé :
- Cũng như bao sàn chơi khác, bạn phải có đủ kiến thức và thật cẩn trọng trong các tình huống.
- Hãy kìm hãm sự tham lam và không được sử dụng đòn bẩy quá cao, chỉ nên sử dụng ở mức nhỏ như 3x, 5x
- Việc gồng lỗ là một trong những nguyên nhân đáng chú ý nhất khiến cho Account bị cháy nhanh chóng, do đó bạn hãy sử dụng lệnh dừng lỗ để có thể tạo kỷ luật tốt hơn.
- Nếu là người mới thì hay chia nhỏ số vốn ra để đầu tư, không nên đầu tư hết 1 lượt
- Tham khảo các kiến thức và kỹ năng phân tích thị trường của các người đi trước để có thể dự đoán được các hướng đi của giá.
- Các bạn nên chơi thử với vốn nhỏ từ 1-3 lần để biết được mình có hợp với lối chơi ở Margin hay không.
Cùng xem link mô tả chi tiết bên dưới nhé
Tổng kết
Qua bài viết trên, mình hy vọng các bạn sẽ hiểu được thêm về “Margin Trading là gì?” Và “các thuật ngữ Margin dành cho người mới là gì?” Đối với các Trader mới bắt đầu các bạn nên lựa chọn những sàn uy tín để chơi và không nên tập trung vốn của mình vào một sàn nhất định nhé. Ngoài ra, nếu các bạn còn gì thắc mắc hãy bình luận ở phía dưới, để đội ngũ A sideway cùng bạn giải đáp thắc mắc nhé.