Nda Là Gì? Vai Trò Thỏa Thuận Nda Ra Sao ?

Nda La Gi Vai Tro Thoa Thuan Nda Ra Sao

Đây là loại thuật ngữ cực kỳ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế tài chính mà không nhà kinh doanh nào không biết. Nhưng với những người mới bắt đầu hoặc tò mò muốn tìm hiểu sâu hơn thì sao. Thấu hiểu được nhu cầu đó tại bài viết này, A Sideway sẽ giải thích “Nda Là gì?”  Vai trò thỏa thuận NDA ra sao? và những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề này.

NDA Là gì?

1 loại thỏa thuận với mục đích bảo mật thông tin tuyệt đối giữa các bên có trách nghiệm, khi đã đồng ý với thỏa thuận đồng nghĩa với việc các bên tham gia không được phép tiết lộ với bất kỳ ai thông tin như đã thỏa thuận nếu không sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Được gọi là NDA.

NDA Là gì?

NDA có tên gọi là thỏa thuận bảo mật viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ Non – Disclosure Agreement.

Vậy NDA có nội dung là gì mà cần bảo mật đến như thế? NDA chính là những tài liệu, văn bản, số liệu, thông tin, kiến thức,…. liên quan mật thiết đến các bên liên quan ký thỏa thuận.

Cơ bản mục đích chung của NDA là vì lợi ích đôi bên, nên trong trường bị lộ những thông tin tài liệu này cho bên thứ 3 sẽ đe dọa trực tiếp đến lợi ích của những bên liên quan nên đây là điều cấm kỵ.

dinh nghia nda

NDA được sử dụng cực kỳ phổ biến, đặc biệt đối với những dự án hoặc hợp đồng có giá trị lớn đến rất lớn. Chính vì được sử dụng phổ biến mà NDA có nhiều cái tên để phù hợp với từng hoàn cảnh cũng như môi trường:

Xem thêm:   Techcombank là Ngân Hàng Gì? Các Loại Vay Và Lãi Suất Tại TCB 2023

Hiện nay trên thị trường có 4 tên Non – Disclosure Agreement phổ biến là CA, CDA, CDA, PIA, SA.

  • Thỏa thuận bảo mật – Confidentiality Agreement – CA.
  • Thỏa thuận việc tiết lộ bí mật – Confidential Disclosure Agreement – CDA.
  • Thỏa thuận thông tin độc quyền – Proprietary Information Agreement – PIA
  • Thỏa thuận bí mật – Secrecy Agreement – SA.

Các Loại thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA)

Non – Disclosure Agreement là yếu tố của các doanh nghiệp công ty trong công tác bảo vệ thông tin của mình và của đối tác được sử dụng trong nhiều dự án, hợp đồng với mục đích đa dạng như chiến lược công ty, giá đấu thầu, tài liệu, sáng chế, thiết kế, ý tưởng…

Nhưng về cơ bản thì bản chất của Non – Disclosure Agreement vẫn là vì mục đích và lợi ích chung của đôi bên. Để phân chia Non – Disclosure Agreement thành nhiều loại thì người ta thường dựa vào số bên tham gia là phổ biến nhất. Như vậy Non – Disclosure Agreement gồm 3 loại chính như sau:

NDA đơn phương

Nghe đơn phương thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đơn là một, là số ít trên lý thuyết quả thật là như thế nhưng trong kinh doanh và cụ thể là trong thỏa thuận Non – Disclosure Agreement thì không phải.

Ở đây NDA đơn phương được hiểu là chỉ có một bên thực hiện cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu và bên còn lại chỉ việc tiếp nhận những thông tin của thỏa thuận, tiến hành bảo mật những thông tin này.

Xem thêm:   Thẻ phụ là gì? Thẻ Tín Dụ Phụ Có Chức Năng Giống Thẻ Chính Không?

nda don phuong

Một ví dụ thực tế về Non – Disclosure Agreement đơn phương chính là bằng sáng chế. Theo như thỏa thuận trong Non – Disclosure Agreement thì bên phát minh sở hữu phát minh sáng chế sẽ ký hợp đồng đơn phương với bên cần sử dụng sáng chế.

Trong đó thì bên cung cấp, sở hữu phát minh sáng sẽ sẽ cung cấp những thông tin, số liệu cụ thể các sản phẩm cho bên sử dụng sáng chế. Và nhiệm vụ của bên nhận sáng chế chính là cam kết tuyệt đối về tính bảo mật của sáng chế với bên thứ ba bằng tất cả mọi hình thức trên mọi phương diện.

NDA song phương

Theo thống kê thì Non – Disclosure Agreement song phương là loại thỏa thuận được sử dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu xác nhập.

Theo đúng như cái tên Non – Disclosure Agreement song phương thì thỏa thuận này gồm 2 bên tham gia, theo như thỏa thuận này thì nhiệm vụ bảo mật thông tin là cả của 2 bên tham gia chứ không phải một bên như Non – Disclosure Agreement đơn phương.

nda song phuong

Trong thỏa thuận Non – Disclosure Agreement Song phương thì cả 2 bên tham gia sẽ cùng nhận được những thông tin giống nhau và cùng ký kết thỏa thuận nếu như đồng thuận. Và khi đã ký kết thì nhiệm vụ của 2 bên là cùng bảo mật thông tin, tuyệt đối không tiết lộ cho bên thứ ba dưới bất kỳ hình thức nào.

Xem thêm:   CIC Là Gì? Hướng Dẫn Check CIC Chi Tiết Nhất

NDA đa phương

Non – Disclosure Agreement đa phương, nghe cái tên thôi ít nhiều bạn cũng đoán được số bên tham gia là từ 3 bên trở lên. Trong các bên đa phương tham gia sẽ có một bên đảm nhiệm vai trò là cung cấp thông tin mật, số liệu, tài liệu mật cho các bên còn lại.

Sau khi đã cùng đồng thuận và ký kết hợp đồng thì nhiệm vụ của tất cả các bên là cùng bảo mật thông tin này, tuyệt đối không tiết lộ cho bên thứ ba dưới bất kỳ hình thức nào.

Các yếu tố cần thiết trong một thỏa thuận bảo mật thông tin NDA là gì?

Các yếu tố cần thiết trong một thỏa thuận bảo mật thông tin NDA là gì?

Non – Disclosure Agreement để hoàn thiện thì cần có đủ những yếu tố sau đây:

  • Tên của các bên tham gia thỏa thuận
  • Định nghĩa về những gì cấu thành thông tin bí mật trong trường hợp cụ thể
  • Các loại trừ bất kì từ bảo mật
  • Tuyên bố về việc sử dụng thông tin thích hợp nào được tiết lộ
  • Các khoảng thời gian liên quan
  • Quy định khác

Thỏa thuận bảo mật thông tin đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Thỏa thuận bảo mật thông tin đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Như đã biết thì Non – Disclosure Agreement được sử dụng nhưu thỏa thuận nhằm mục đích bảo mật thông tin của các bên tham quan, vậy liệu trong những trường hợp như thế nào thì thỏa thuận Non – Disclosure Agreement  được áp dụng với vai trò gì? Cùng tìm hiểu nhé.

  • Trường hợp thứ nhất: Bảo vệ lợi ích của bản thân, đặt lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu là điều ưu tiên của tất cả doanh nghiệp trong kinh doanh chính vì thế mà với những khi có sự hợp tác với các bên đối tác thì Non – Disclosure Agreement được áp dụng.
  • Trường hợp thứ hai: Với những dự án lớn cần kêu gọi vốn đầu tư từ một tổ chức bất kỳ thì trong cuộc đàm phán đó Non – Disclosure Agreement được phát huy công dụng với mục đích chính là bảo mật thông tránh các đối thủ trên thị trường biết được bí mật doanh nghiệp sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Xem thêm:   Thông Tin Về Ngân Hàng Vietcombank - Sản Phẩm, Dịch Vụ, Vay Tiền, Lãi Suất

Bảo vệ NDA trong doanh nghiệp bằng cách nào?

Non – Disclosure Agreement có nhiều lợi ích như thế vậy làm thế nào để thực hiện được thỏa thuận này.

Bảo vệ NDA trong doanh nghiệp bằng cách nào?

Cùng chúng tôi thực hiện Non – Disclosure Agreement thông qua 4 bước cực kỳ đơn giản như sau nhé: Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận NDA, Thực hiện bảo vệ thông tin công ty trong phạm vi nội bộ, Thực hiện việc phỏng vấn đối với nhân viên trước nghỉ việc, Theo dõi nhân viên cũ & công ty mới của nhân viên đó.

Bước 1: Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận NDA:

Theo  Điều 85 Bộ luật lao động Việt Nam và Điều 129, khoản 5 Bộ luật lao động Việt Nam thì có thể thấy tầm quan trọng của Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận NDA và đã được Pháp luật quy định cụ thể cũng như bảo hộ về mặt pháp lý.

Bước 2: Thực hiện bảo vệ thông tin công ty trong phạm vi nội bộ

Với mục đích là đặt lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu nên ngoài việc ký kết Non – Disclosure Agreement thì những bên tham gia cần ký kết thêm những hợp đồng liên quan để tăng thêm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trước những đối thủ cạnh tranh luôn rình rập mọi lúc, lăm le thông tin doanh nghiệp của bạn.

Bước 3: Thực hiện việc phỏng vấn đối với nhân viên trước nghỉ việc

Xem thêm:   Vàng 24k Là Gì? Có Nên Mua Vàng 24k Không?

Nỗi sợ lớn nhất của doanh nghiệp của nhân viên khi nghỉ việc, đặc biệt là với những nhân viên có chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp. Liệu rằng có đảm bảo được việc họ có tiết lộ thông tin mật của doanh nghiệp cho bên đối thủ hay không.

Chính vì thế mà doanh nghiệp cần  Thực hiện bảo vệ thông tin công ty trong phạm vi nội bộ. Yêu cầu nhân viên đó cần ký kết những thỏa thuận liên quan để đảm bảo rằng không một bó mật nào có thể bị lộ ra ngoài.

Bước 4: Theo dõi nhân viên cũ & công ty mới của nhân viên đó

Sau khi đã kết hợp đồng thì doanh nghiệp cũng không thể chủ quan mà cần sát sao trong việc theo dõi nhân cũ & công ty mới của nhân viên đó.

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã thực hiện cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi “NDA Là gì?” Vai trò thỏa thuận NDA ra sao ? Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *