Trong nhịp sống hiện đại ngày nay thì hầu như không ai là không có thẻ tín dụng, và thẻ tín dụng cũng được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Thế nhưng có những thông tin xoay quanh thẻ tín dụng thì không phải ai cũng rõ, chẳng hạn như “Số dư tạm tính là gì?” Cách kiểm tra số dư tạm tính.
Chính vì thế mà tại bài viết dưới đây, A Sideway sẽ cung cấp thông tin và giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề tài chính cụ thể là số dư tạm tính.
Số dư tạm tính là gì?
Trong thẻ tín dụng của khách hàng sẽ có khoản số dư nợ mà ngày sao kê trùng với lễ hoặc ngày nghỉ lễ hay Tết sẽ được ngân hàng tạm tính cho người dùng, đó được gọi là số dư tạm tính.
Với mục đích hạn chế những phát sinh không đáng có, thiệt thòi cho người dùng, khách hàng như là khả năng phát sinh nợ quá hạn dẫn đến phải trả phí chậm thanh toán cũng như dẫn đến việc ảnh hưởng tới lịch sử tín dụng sau này của người dùng thẻ, chính vì thế mà số dư tạm tính ra đời.
Số dư tạm tính bị âm? Cách xử lý
Trong trường hợp khi số tiền bị phong tỏa nhiều hơn hoặc bằng số dư có trong tài khoản + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số dư tối thiểu thì số dư tạm tính bị âm.
Vậy trong những trường hợp nào thì mình có thể xác định được là ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản. Về cơ phản thì có 5 trường hợp cơ bản và thường gặp như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Với yêu cầu phong tỏa số tiền hoặc tạm khóa tài khoản của khách hàng ( cũng chính là chủ tài khoản ) thì ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản.
- Trường hợp thứ hai: Khi nhận được lệnh yêu cầu Ngân hàng khóa tài khoản của cơ quan có thẩm quyền với mục đích điều tra theo quy định của pháp luật (Cơ quan Thuế, Tòa án, Viện Kiểm Sát) thì ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản.
- Trường hợp thứ ba: Khi có những nhầm lẫn sai sót mà hệ thống của ngân hàng phát hiện ra trong quá trình ghi có vào tài khoản của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền thì ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản.
- Trường hợp thứ tư: Khi phát hiện những dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản bị hệ thống của ngân hàng phát hiện thì ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản ngay lập tức.
- Trường hợp thứ năm: Những xung đột phát sinh trong vấn đề tranh chấp tài khoản chung giữa các chủ tài khoản chung thì ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản ngay lập tức.
Trong trường hợp số dư tạm tính bị âm xảy ra như vậy rất dễ gây hoang mang cho khách hàng, lúc này câu hỏi đặt ra là liệu Số dư tạm tính bị âm có sao không? Và cách xử lí diễn ra như thế nào?
Khi phát hiện Số dư tạm tính bị âm thì tức nghĩa là ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản với mục đích là đảm bảo an toàn. Nên lúc này khách hàng cần hết sức bình tĩnh.
Cách xử lí nhanh nhất lúc này chính là khách hàng đến tại quầy giao dịch của ngân hàng hay tổ chức tín dụng mà bạn đang sử dụng và trình bày với nhân viên tại đây để được tư vấn và đưa ra cách giải quyết cụ thể nhất.
Nhưng bạn cũng cần lưu ý để tránh trường hợp số dư tạm tính bị âm như sau:
- Lựa chọn lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi thấp.
- Thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn.
Dư Nợ Tín Dụng Là Gì? Cách Kiểm Tra
Khái Niệm
Số tiền mà khách hàng dùng thẻ tín dụng với mục đích để thanh toán hay rút tiền mặt nhưng đang mắc nợ ngân hàng thì được gọi là dư nợ thẻ tín dụng.
Hầu như ai cũng đã biết thì việc sử dụng tiền trong thẻ tín dụng để chi tiêu, thanh toán và trả sau thì chính là bản chất đặc trưng của thẻ tín dụng, với một hạn mức tiền cụ thể thì khách hàng có thể sử dụng số tiền đó cho việc tiêu dùng hay cũng có thể rút tiền mặt.
Và đến hàng tháng, đúng ngày quy định thì khách hàng sẽ phải trả lại số tiền mà mình đã tiêu trước đó trong thẻ tín dụng.
Qua đó khách hàng cũng có thể thấy được số dư nợ thẻ tín dụng mà người dùng thẻ phải trả cho ngân hàng cũng chính là số tiền chi tiêu bằng thẻ, lãi suất và phí (nếu có).
Cách Kiểm Tra Dư Nợ Tín Dụng
Vậy làm sao để Kiểm Tra Dư Nợ Tín Dụng cũng là vấn đề mà nhận được sự quan tâm của nhiều người. Hiện nay, có 3 cách cụ thể để Kiểm Tra Dư Nợ Tín Dụng chính là: Cách kiểm tra bằng Internet Banking, Kiểm tra qua SMS Banking, Kiểm tra qua tổng đài ngân hàng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nội dung của từng cách nhé.
Cách kiểm tra bằng Internet Banking
Với cách thức này thì khách hàng cần truy cập vào trang web Internet Banking của ngân hàng, sau đó khách hàng chọn mục “Tài khoản” trên màn hình hiển thị và chọn tiếp đến “Thẻ tín dụng” để kiểm tra số dư nợ. Như vậy là đã hoàn thành việc kiểm tra Dư Nợ Tín Dụng bằng Internet Banking, thật đơn giản quá phải không nào.
Kiểm tra qua SMS Banking
Để thực hiện được hình thức kiểm tra Dư Nợ Tín Dụng qua SMS Banking thì yêu cầu khách hàng đã đăng kí SMS Banking. Với việc đã đăng kí SMS Banking thì khách hàng có thể dễ dàng hơn rất nhiều trong việc kiểm tra Dư Nợ Tín Dụng chỉ bằng những cú pháp tin nhắn đơn giản.
Nhưng xin lưu ý một điều là việc kiểm tra Dư Nợ Tín Dụng qua SMS Banking có thu phí. 2 bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Khách hàng tiến hành nhập đúng cú pháp kiểm tra hạn mức tín dụng theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng bạn đang sử dụng.
- Bước 2: Thông tin yêu cầu sẽ được hệ thống phản hồi cho người dùng thông qua tin nhắn sau vài giây.
Kiểm tra qua tổng đài ngân hàng
Cách kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng được xem là đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất đó chính là kiểm tra qua tổng đài ngân hàng, khách hàng tiến hành gọi đến số hotline tổng đài của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn để được giải đáp. Sau đây chúng tôi xin gửi đến bạn những số hotline của những ngân hàng phổ biến bạn có thể tham khảo:
- Số hotline của Vietcombank: 1900 54 54 13
- Số hotline của Agribank: 1900 55 88 18
- Số hotline của ngân hàng VietinBank: 1900 558 868
- Số hotline của ngân hàng BIDV: 1900 92 47
- Số hotline của ngân hàng Sacombank: 1900 55 55 88
- Số hotline của ngân hàng Đông Á: 1900 54 54 64
Hướng dẫn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Về cơ bản thì có 3 cách để khách hàng có thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng là Thanh toán trực tiếp tại quầy giao dịch, Thanh toán bằng Banking, Thanh toán thẻ tín dụng qua ví điện tử, cùng chúng tôi tìm hiểu xem nội dung của 3 cách đó là gì nhé? Và xem cách nào tiện lợi và phù hợp nhất với bạn.
Thanh toán trực tiếp tại quầy giao dịch
Với phương thức thanh toán trực tiếp tại quầy giao dịch thì khách hàng vui lòng đến tại quầy giao dịch chính của ngân hàng hay tổ chức tín dụng đã phát hành thẻ tín dụng cho bạn.
Tại đây, bạn cần xuất trình giấy tờ và yêu cầu nhân viên rằng bạn muốn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra cũng như xác thực thông tin, báo số tiến và khách hàng tiến hành thanh toán, quá trình đã được hoàn thành.
Thanh toán bằng Banking
không cần đến tại ngân hàng hay cây ATM, ngay tại nhà và qua chiếc điện thoại của chính mình, bạn hoàn toàn có thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng qua hình thức Banking. Thông qua 5 bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Khách hàng vui lòng truy cập vào ứng dụng Internet Banking của ngân hàng hay tổ chức tín dụng mà đã phát hàng thẻ tín dụng cho bạn, cũng có thể là website. Sau đó tại màn hình hiển thị, khách hàng chọn mục “Dịch vụ thẻ”
- Bước 2: Sau khi khách hàng đã thực hiện xong chọn mục “Dịch vụ thẻ” thì tiếp tục trên màn hình sẽ hiển thị mục “Danh sách thẻ”, lúc này khách hàng vui lòng chọn loại thẻ tín dụng mà mình đang sử dụng.
- Bước 3: Sau khi khách hàng đã thực hiện xong chọn loại thẻ tín dụng mà mình đang sử dụng thì màn hình hệ thống sẽ hiển thị “Xem hạn mức thẻ” và quý khách vui lòng chọn “Thanh toán”.
- Bước 4: Đây là bước quan trọng, khách hàng vui lòng nhập đúng số tiền mà mình cần phải thanh toán tín dụng, sau đó nhấn hoàn tất.
- Bước 5: Khi mà những thông tin khách hàng nhập đều chính xác, hệ thống sẽ tiến hành gửi về số điện thoại của bạn mã mã OTP, vui lòng nhập chính xác mã OTP để xác thực và không được chia sẻ mã OTP cho bất kỳ ai.
Thanh toán thẻ tín dụng qua ví điện tử
Ngoài những cách trên, hiện nay khách hàng cũng có thể trả nợ thẻ tín dụng qua các ví điện tử. Theo đó cách thực hiện trả nợ thẻ tín dụng qua ví điện tử được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tại màn hình trang chủ của ứng dụng, chọn và nhấp vào “Trả Nợ Thẻ”
- Bước 2: Nhập đúng 16 số của thẻ tín dụng và số tiền cần thanh toán. Lưu thông tin giúp bạn tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa thao tác cho lần thanh toán tiếp theo.
- Bước 3: Sau đó, bấm vào nút “Tiếp tục” để thực hiện thanh toán.
Xem thêm:
Kết luận
Tại bài viết này, chúng tôi đã thực hiện việc giải đáp thắc mắc “Số dư tạm tính là gì?” Cách kiểm tra số dư tạm tính, cũng như những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này. Hy vọng có thể giúp được bạn.