Solana là gì? Lợi ích khi đầu tư SOL Token trong năm 2022

Solana là gì?
  • Bunz

Solana hay còn được biết đến với tên gọi khác là SOL Token vốn là một trong những đồng tiền mã hóa vừa được phát triển trong thời gian gần đây. Thế nhưng, với những tiềm năng vô cùng nổi bật, SOL được nhận định sẽ nhanh chóng “đuổi kịp” và vượt mặt Ethereum trong tương lai.

Vậy Solana là gì và sở hữu những đặc điểm nào nổi bật?

Liệu rằng, trong tương lai đây sẽ là một trong những sự chọn lựa đầy tiềm năng và giá trị cho giới đầu tư?

Cùng tham khảo ngay bài viết bên dưới của A Sideway để làm rõ toàn bộ các thông tin liên quan đến những vấn đề này nhé!

Solana là gì và những điểm đặc trưng nổi bật khi hình thành?

Solana đã và đang được biết đến là nền tảng Blockchain được vận hành dưới dạng mã nguồn mở phi tập trung. Theo đó, ứng dụng này được nghiên cứu, xây dựng và triển khai với Solana Foundation đang có trụ sở đặt tại Geneva.

Đặc biệt hơn, ở thời điểm hiện tại Solana cũng đang được nhận xét là sở hữu nhiều những tính năng, ưu điểm không hề kém cạnh so với những nền tảng Blockchain hàng đầu hiện nay như Cardano hay Ethereum.

Theo đó, với cách sử dụng cơ chế đồng thuật Proof of Stake( PoS) kết hợp cùng nền tảng Proof of History. Vậy nên mạng lưới xử lý các giao dịch tại đây được vận hành theo nguyên lý cực ổn định. Từ đó, đảm bảo xử lý được hàng nghìn giao dịch trên mỗi giây với mức chi phí cực kỳ tối ưu.

Ngoài ra, mục tiêu triển khai nền tảng Solana là để khắc phục, xử lý những khó khăn liên quan đến nền tảng Blockchain như chi phí giao dịch, tốc độ xử lý,…Vậy nên toàn bộ các giao dịch khi được triển khai trên nền tảng này đều được tối ưu cả về thời gian thực hiện lẫn chi phí.

Solana là gì và những điểm đặc trưng nổi bật khi hình thành?

Cụ thể hơn, Solana sẽ có thể đảm bảo thực hiện được đến hơn 65.000 TPS ngoài ra thời gian tạo khối cũng vô cùng nhanh gọn khi chỉ mất khoảng 400 ms. Thế nhưng, toàn bộ những tính năng quan trọng khác như tính phi tập trung, độ bảo mật, an toàn thông tin vẫn được duy trì với chất lượng tốt nhất.

Xem thêm:   Certik Là Gì? Toàn Bộ Thông Tin Về CTK Và Quá Trình Hoạt Động

Lịch sử phát triển của nền tảng Solana (Sol)

Có thể nói, nguồn gốc hình thành và tạo nên nền tảng Solana vốn bắt đầu với bản thảo mô tả kỹ thuật chấm công dựa trên hệ thống Proof of History vào năm 2017.

Người sáng lập nên đó chính là Anatoly Yakovenko bởi ông luôn mong muốn được tự động hóa quá trình đặt hàng cho các giao dịch trên nền tảng Blockchain. 

Từ đó, giúp khắc phục được sự hạn chế trong thời gian giao dịch của một vài những nền tảng nổi tiếng như Ethereum hay Bitcoin,…

Xuất phát điểm chỉ là bản thảo đơn giản và chưa có nguồn vốn ổn định. Thế nhưng sau một khoảng thời gian miệt mài nghiên cứu, vào khoảng tháng 3 năm 2020. Ứng dụng Solana đã được ra mắt sau khi huy động được nguồn vốn với hơn 1.76 triệu đô la

Từ đây, những thành công cùng các nền tảng phát triển đầy nổi bật trong tương lai của Solana cũng bắt đầu được biết đến rộng rãi hơn rất nhiều.

Lịch sử hình thành của Solana

Solana hoạt động như thế nào? Cách vận hành chi tiết

Solana vốn là dự án được phát triển dựa trên nhiều nền tảng công nghệ hiện đại. Vậy nên khi tiến hành mở rộng quy mô, đơn vị này đã sử dụng các thuật toán đồng thuận PoS kết hợp cùng PoH.

Để dễ hiểu hơn, bạn hãy hình dung rằng PoH của Solana có thể được xem như là một chiếc đồng hồ hoạt động chung cho cả một hệ thống Blockchain Salana. Vậy nên PoH sẽ được sử dụng để thực hiện việc xác minh thứ tự hay dòng chuyển biến thời gian khi các sự kiện được diễn ra. Mục đích của việc này là để mã hóa khoảng thời gian không đáng tin cậy vào sổ cái.

Mặt khác, đối với thuật toán PoS, người sử dụng sẽ thực hiện việc xác thực các khối do chính PoH tạo ra. Thông thường các khối này sẽ được trình bày như trong hình vẽ bên dưới:

Cách vận hành hoạt động của Solana

Dự án Solana có gì nổi bật?

Solana được xây dựng dựa trên các nền tảng công nghệ vô cùng nổi bật. Vì thế, hệ thống các tính năng được dự án này cung cấp đến người dùng cũng rất đỗi đặc biệt:

Giải pháp Proof of History(PoH)

Trong Solana, thuật toán PoH luôn rất nổi bật và cực kỳ phổ biến. Theo đó, với chức năng xác minh thứ tự hay thời gian của các giao dịch được thực hiện. Đồng thời, hỗ trợ để giảm tải các nút Nodes khi tiết hành xử lý các khối được cung cấp bởi phương tiện mã hóa thời gian trên nền tảng Blockchain.

Xem thêm:   Meme Coin Là Gì? Những Đồng Meme Coin Tiềm Năng 2022 (Update)

Cơ chế Tower BFT trên Solana

Dạng cơ chế này cũng sẽ có thể được biết đến như là phiên bản mới của PoH với cơ chế đồng thuận PBFT. Theo đó, thuật toán này được hoạt động dựa trên nguyên tắc biểu quyết theo số đông của những người tham gia bỏ phiếu xác thực cho thứ tự của các sự kiện. Bởi khi có hơn 2/3 số người đồng ý, Tower BFT sẽ tiến hành đưa ra quyết định cuối cùng.

Giao thức truyền chuỗi khối Turbine

Dựa trên nguyên lý hoạt động bình thường, nếu như nút mạng tăng lên sẽ dẫn đến việc thời gian truyền tải dữ liệu cũng sẽ tăng theo. Như vậy, để giải quyết tình trạng này, Turbine sẽ tiến hành chia nhỏ lượng thông tin và đưa đến những vùng lân cận.

Bởi hoạt động này sẽ có thể hỗ trợ và giúp cho Solana được tăng cường khả năng giải quyết vấn đề qua băng thông. Từ đó, giúp các giao dịch của người dùng được diễn ra một cách nhanh chóng hơn.

Tool xử lý các giao dịch song song Sealevel

Điểm đặc trưng của công cụ này so với những nền tảng Blockchain khác đó chính là hệ thống xử lý được thiết kế theo chiều ngang và mở rộng. Điều này hạn chế được tối đa nhược điểm nền tảng đơn luồng, một chiều đang còn nhiều hạn chế.

Những điểm đặc biệt trong dự án Solana

Giao thức Gulfstream

Gulfstream cũng là một trong những tính năng tương đối đặc biệt khi cho phép người dùng có thể thực hiện các nút giao dịch trước thời hạn. Đồng thời, tăng cường khả năng xử lý lên đến hơn 50.000 giao dịch trong mỗi giây.

Bộ nhớ được mở rộng chiều ngang Cloudbreak

Với mục tiêu tối đa hóa khả năng ghi nhớ, lưu trữ và đọc dữ liệu thế nên các ổ đĩa trong hệ thống đều sẽ được bổ sung thêm khả năng lưu trữ. Tính năng này sẽ có thể hỗ trợ nhằm giúp cho Solana được mở rộng hơn và đặc biệt là không phải lo lắng về khả năng bị phân mảnh dữ liệu.

Xem thêm:   Litecoin Là Gì? Phương Pháp Đầu Tư LTC An Toàn, Hiệu Quả

Đơn vị xử lý hệ thống các giao dịch Pipelining

Pipelining được ra mắt với công dụng hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống có trong phần cứng được hoạt động một cách hiệu quả nhất. Vì thế, khi tiếp nhận được nguồn dữ liệu đầu vào, mỗi loại thiết bị phần cứng sẽ phát huy vai trò và làm tối ưu chức năng của mình.

Solana Token (SOL) là gì? Coin hệ Solana có những ưu điểm đặc biệt nào?

Solana Token hay còn được gọi với cái tên khác là SOL, đây vốn là một dạng token được hoạt động dựa trên nền tảng do chính dự án của Solana cung cấp. Tương tự như một số những đồng tiền kỹ thuật số khác, SOL cũng sẽ sở hữu những chức năng giao dịch chính cho nhà đầu tư khi tham gia vào hệ sinh thái Solana.

Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều người thường thắc mắc rằng Solana coin là gì và đâu là những điểm đặc trưng nổi bật nhất của loại coin này?

Theo đó, đồng SOL sẽ thường được biết đến với những vai trò chính sau đây:

  • Đầu tiên là Stake, bởi loại coin này luôn được sử dụng để trở thành những phần quà khích lệ tinh thần khi người tham gia thực hiện Stake.  Đặc biệt, SOL cũng có thể được sử dụng để đổi lấy năng lượng hoặc hỗ trợ mạng sóng trong game.
  • Tiếp theo là chi phí vì đa phần các giao dịch thanh toán trong hệ sinh thái Solana đều sử dụng đồng SoL

Đây cũng được xem là vai trò vô cùng quan trọng để nhận biết Solana là gì và SOL sẽ được sử dụng trong những trường hợp nào

  • Phần thưởng dành cho các Nodes hoặc Stalker. Bởi với vai trò này, SOL sẽ có thể phần nào hỗ trợ giúp mạng lưới hay hệ sinh thái Solana được hoạt động ổn định hơn.
  • Ngoài ra, tính năng quản trị cũng sẽ là vai trò được khá nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về Solana là gì và chức năng của loại token này. 

Ưu điểm của Solana Coin

Theo đó, trong hoạt động quản lý của Solana, đồng Coin cũng có thể được sử dụng để bỏ phiếu và đưa ra quyết định cuối cùng trong cách thức vận hành hệ sinh thái.

Xem thêm: Celr là coin gì? Cách đầu tư vào Celr hiệu quả nhất

Đội ngũ xây dựng hệ sinh thái Solana và các đồng coin sở hữu

Tính đến thời điểm hiện tại, Solana đang sở hữu đến hơn 100 dự án hoạt động trên hệ sinh thái. Theo đó, phần lớn nguyên nhân để có được thành công như hiện tại đó chính là nhờ vào đội ngũ đã xây dựng và triển khai dự án này.

Xem thêm:   Jpeg’d Coin Là Gì? Những Đặc Trưng Trong Cơ Chế Vận Hành Của JPEG

Đội ngũ phát triển hệ sinh thái Solana

Team xây dựng nên hệ sinh thái Solana vốn tập hợp khá nhiều các thành viên đến từ nhiều nơi trên Thế Giới. Song điểm chung của tất cả họ chính là kinh nghiệm vững vàng ở các công ty công nghệ lớn như Apple, Google, Intel, Microsoft,..

Đặc biệt, một số những cái tên nổi bật đã góp công rất lớn để tạo nên sự thành công như hiện tại của hệ sinh thái Solana đó chính là:

  • Anatoly Yakovenko – CEO: Với kinh nghiệm là một cựu kỹ sư phần mềm tại các đơn vị lớn là Dropbox và Mesosphere. Đặc biệt, anh cũng đã từng giữ chức giám đốc kỹ sư cấp cao tại Qualcomm Boulder và là đồng sáng lập của Alescere.
  • Greg Fitzgerald – CTO: Trước đây, Fitzgerald đã từng là kỹ sư phần mềm cấp cao tại Qualcomm và hệ thống Alescere.
  • Eric Williams – Chief Scientist: Eric đã có kha khá kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi đã từng nắm giữ chức giám đốc dữ liệu hay nhà đồng sáng lập của Motion.

Hệ sinh thái Solana gồm những coin nào phổ biến?

Một trong những thông tin vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư nên biết khi tìm hiểu vể Solana coin là gì đó chính là hệ thống các đồng coin được cung cấp với dự án này.

Dưới đây là danh sách những đồng coin được Solana hỗ trợ và mức vốn thị trường hóa được công khai hiện nay:

Hệ sinh thái Solana gồm những đồng coin nào?

Coin hệ Solana có được Metamask hỗ trợ và cách thêm mạng Solana vào Metamask?

Thông thường, với nền tảng được metamask cung cấp, người dùng sẽ có thể thực hiện giao dịch với Ethereum rất đỗi nhanh chóng và tiện lợi. Thế nhưng, với coin hệ Solana, ví Metamask hiện vẫn chưa thể hỗ trợ cho loại tiền kỹ thuật số này.

Xem thêm:   XRP Coin Là Gì Và Những Lợi Ích Tiềm Năng Khi Đầu Tư?

Bởi lẽ, SOL Token không thuộc vào chuỗi các EVM tương tự như các nền tảng như Binance Smart Chain, Polygon,…Vì thế, nhà đầu tư sẽ không thể sử dụng ví Metamask để thực hiện các giao dịch với đồng SOL Token.

Vậy nên, giải pháp tốt nhất dành cho bạn sẽ là nên lựa chọn một số các loại ví khác có chức năng và công dụng tương tự như Metamask. Theo kinh nghiệm của A Sideway, những cái tên như Phantom, Sollet,…cũng sẽ là những sự chọn lựa vô cùng hợp lý.

SOL là gì và coin hệ Solana được lưu trữ ở những loại ví nào?

Hiện nay, với sự phổ biến của hệ sinh thái Solana nói chung hay đồng SOL nói riêng. Thế nên số lượng các loại ví cung cấp chức năng lưu trữ loại coin này cũng vô cùng phổ biến.

Ví được hỗ trợ trên ứng dụng Mobile

  • Ví Exodus được cài đặt dưới dạng App Mobile vì thế sẽ có thể hỗ trợ giúp người dùng gửi, nhận hay giao dịch các đồng SOL Token.
  • Trust Wallet cũng là loại ví điện tử có thể giúp cho người dùng gửi hay nhận SOL Token một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
  • Coin98 ngoài khả năng hỗ trợ trên cả hai hệ điều hành là Android và IOS, nền tảng này còn có thể hỗ trợ các giao dịch gửi và nhận Token an toàn, nhanh chóng và vô cùng hiệu quả cho các nhà đầu tư
  • Zelcore là loại ví giúp đa dạng các loại tiền mã hóa. Đồng thời, thực hiện bộ điều chỉnh ví dựa trên những nền tảng Sollet. Từ đó, giúp cho người dùng có thể kết nối tất cả những dApps đến cùng một trình duyệt web duy nhất.

Những loại ví hỗ trợ Solana coin

Ví được hỗ trợ trên nền tảng website

  • Phantom: Khi nhắc đến nơi lưu trữ tập trung an toàn nhất cho các đồng SOL, chắc hẳn Phantom sẽ là sự chọn lựa tốt nhất. Với giao diện UX đơn giản, đẹp mắt, Phantom luôn mang đến những trải nghiệm đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng
  • SoLFlare: Tương tự như Phantom, đây cũng sẽ là dạng ví được triển khai dưới dạng website phi tập trung. Tại đây, người dùng sẽ có thể được hỗ trợ để tạo tài khoản Stake, gửi, nhận SOL Token,…
  • MatWallet cũng là địa chỉ ví đáng tin cậy để có thể thực hiện gửi hay nhận các loại SOL Token thông qua các tiện ích trên website được mở rộng.
Xem thêm:   Siacoin Là Gì Và Những Ứng Dụng Quan Trọng Với Nhà Đầu Tư

Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến hệ sinh thái Solana

Ngoài những thắc mắc phổ biến như Solana là gì hay Token SOL là gì và có vai trò ra sao, một số những người dùng mới cũng thường quan tâm đến các vấn đề tương đối quan trọng sau đây:

Tương lai của Solana thế nào? Nên hay không nên đầu tư vào hệ sinh thái này?

Từ khi đạt được những thành tựu nổi bật vào năm 2020 cho đến nay, Solana vẫn luôn phát triển với tiềm năng cực kỳ nổi bật. Đồng thời, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Crypto nhận diện rằng nền tảng này trong tương lai sẽ là giải pháp mở rộng cực kỳ thành công. Đặc biệt có thể vươn lên để cạnh tranh với ứng dụng Binance Smart Chain trong thời gian sắp đến.

Ngoài ra, với số lượng các dự án được triển khai trên nền tảng Blockchain đang gia tăng đầy ấn tượng như hiện nay. Đây cũng sẽ là một minh chứng điển hình để nhận diện được sức hút mãnh liệt của Solana.

Giải đáp những thắc mắc của Solana coin

Hệ sinh thái Solana sở hữu ưu điểm và lợi thế cạnh tranh nào?

Để đạt được những thành công như hiện tại, Solana đã và đang không ngừng nỗ lực để duy trì và phát huy toàn bộ những điểm mạnh vốn có, bao gồm như:

  • Thời gian và tốc độ tiến hành giao dịch tại Solana vô cùng ấn tượng khi có thể hỗ trợ đến hơn 65.000 giao dịch trong mỗi giây và thời gian tạo khối chỉ mất khoảng 400 miligiây.
  • Ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ đa dạng với nhiều loại ngôn ngữ như C, C++, Move và được tích hợp trên máy chủ ảo
  • Mức phí giao dịch rẻ khi chỉ ở mức 0.00001USD nhờ vào thuật toán PoS

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên đây A Sideway đã phần nào giải đáp được thắc mắc Solana là gì và những vấn đề liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái này. Chúc bạn sẽ có được những kiến thức vững vàng nhất về thị trường Crypto và tham gia vào các giao dịch thành công nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *