Khi tham gia đầu tư vào bất kì thị trường tài chính nào thì bạn đều phải biết đến các khái niệm cơ bản như Vùng hỗ trợ/kháng cự ( Support/Resistance ), Uptrend, downtrend,… Vậy hãy cùng tìm hiểu Vùng hỗ trợ/kháng cự là gì và công dụng của nó nhé.
Thế nào là Vùng kháng cự, hỗ trợ
Hỗ trợ ( Support ) và kháng cự ( resistance ) là các vùng giá mà tại đó lực Mua/Bán mạnh dẫn đến khả năng cao làm đổi chiều xu hướng giá hoặc làm chậm lại.
Vùng hỗ trợ là vùng sẽ làm chậm/đảo chiều xu hướng giảm giá. Tại đây, lực mua láp đảo lực bán.
Vùng kháng cự là vùng sẽ làm chậm/đảo chiều xu hướng tăng giá. Tại đây, lực bán áp đảo lực mua.
Cách nhận biết vùng kháng cự, hỗ trợ và làm sao để áp dụng vào đầu tư
Dấu hiệu
Kháng cự/hỗ trợ là mức giá nằm trong một khoảng tương đối, thường được xác định thông qua râu nến trên/dưới.
Tại vùng đỉnh, vùng kháng cự là khoảng tương đối của râu trên trên. Vùng kháng cự càng mạnh nếu có càng nhiều râu nến trong khoảng đó.
Tại vùng đáy, vùng hỗ trợ là khoảng tương đối của râu nến dưới. Vùng hỗ trợ càng mạnh nếu có càng nhiều râu nến trong khoảng đó.
- Vùng Support/Resistance
Cách xác định
Trendline
Thông thường thì giá của tài sản cũng sẽ đi theo một xu hướng lên hoặc xuống trong khoảng thời gian nhất định, do đó các điểm hỗ trợ/kháng cự sẽ tương đối nằm trên một đường thẳng tạo thành trendline, nếu các bạn chưa biết thế nào là trendline và thế nào là phân tích kỹ thuật thì có thể tìm hiểu thêm ở bài viết Phân tích kỹ thuật của A Sideway
Đường trung bình giá MA
Đường trung bình giá ( hay còn gọi là MA ) là một trong những chỉ báo vô cùng hữu ích mà các nhà đầu tư thường tin dùng để áp dụng vào để tìm vùng hỗ trợ/kháng trong ngắn hạn. Nó sẽ làm hạn chế sự nhiễu từ các tín hiệu giá khác và từ đó chỉ ra vùng support khi nến nằm trên đường MA hoặc vùng resistance khi nến nằm dưới đường MA. Bên là một ví dù về đường MA20 ( trong khoảng 20 ngày )
Cách xác định khác
- Chúng ta sẽ dùng giá tròn như là một cách vô cùng hiệu quả để đặt làm các hỗ trợ/kháng cự. Tại vì đại đa số tâm lý nhà đầu tư sẽ chọn những mức có giá tròn để đặt lệnh mua/bán
- Một cách khác nữa đó chính là sử dụng bảng phương pháp Fibonacci để áp dụng vào tìm vùng hỗ trợ/kháng cự tại các vùng theo bảng tỷ lệ Fibonacci
Phương pháp phù hợp khi đã xác định được vùng hỗ trợ/kháng cự
Sau khi đã xác định được vùng hỗ trợ, tiếp sau đó chúng ta sẽ đưa các hướng đi tiếp theo như là đặt lệnh mua tại vùng hỗ trợ. Hoặc trong trường hợp vùng hỗ trợ bị phá thì chúng ta sẽ phải cân nhắc đến việc dùng lệnh Stop loss (SL) để mua ở giá tại vùng hỗ trợ tiếp theo nhằm hạn chế tổn thất.
Và tương tự đối với vùng kháng cự, nhà đầu tư thường sẽ đặt lệnh Take profit ( TP ) tại vùng kháng cự đó nhằm để tối đa hóa lợi nhuận thu được từ tài sản.
- Chỉ tập trung các vùng hỗ trợ – kháng cự mạnh.
- Quan tâm đến chất lượng điểm vào lệnh thay vì số lượng điểm vào lệnh.
- Lựa chọn các khu vực có tỷ lệ rủi ro thấp, xác suất cao để vào lệnh.
- Sử dụng các tín hiệu hỗ trợ báo hiệu đảo chiều khác như tín hiệu phân kỳ từ RSI, MACD, hay các mô hình nến báo hiệu đảo chiều sớm (Đặc biệt là Bearish Engulfing).
Lưu ý của phương pháp xác định vùng hỗ trợ/kháng cự
Vùng hỗ trợ/kháng cự luôn có tính chất tương đối. Ví dụ, thường thì khi vùng hỗ trợ bị phá thị vùng đó sẽ trở thành vùng kháng cự mới, ngược lại đối với vùng kháng cự
Phải xác định được hiện tượng Breakout và Fakeout
Breakout:
- Breakout rõ ràng: nến đã đóng cửa bên ngoài vùng hỗ trợ/kháng cự và hình thành xung hướng giảm/tăng => ( giá đóng nến – mức breakout ) >= ( giá đóng nến – giá mở nến ) / 2
- Breakout không rõ ràng: nến đã đóng bên ngoài vùng hỗ trợ/kháng cự nhưng không có dấu hiệu tiếp diễn xu hướng rõ ràng => ( giá đóng nến – mức breakout ) =< ( giá đóng nến – giá mở nến ) / 2
Fakeout
Nến đã đóng ngoài vùng hỗ trợ/kháng cự nhưng sau đó có dấu hiệu quay về retest
Với mọi phương pháp trong giao dịch ở thị trường tài chính thì đều có rủi ro. Việc xác định vùng hỗ trợ/ kháng cự không phải lúc nào cũng chính xác vì nó còn phụ thuộc vào tâm lý chung của nhà đầu tư và tình hình kinh tế, chính trị
Phần kết
Tóm lược lại:
- Vùng hỗ trợ/kháng cự là vùng mà ở đó lực mua/bán mạnh dẫn đến khả năng đảo chiều nến
- Biết khôn khéo lựa chọn điểm vào ( entry ) phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu thua lỗ dựa vào việc xác định Support/resistance
- Luôn sẵn sàng với mọi tình huống bất thường có thể xảy ra và chịu được rủi ro khi thị trường diễn biến xấu
Hy vọng với những kiến thức mà A Sideway chia sẻ ở trên thì các bạn có thêm kiến thức bổ ích giúp cũng như là tự tin hơn trong thị trường tài chính nói chung cũng như là thị trường Crypto nói riêng.