Khi thực hiện những giao dịch liên quan tới tài chính ngân hàng, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ Tất Toán. Bắt gặp nhiều là thế nhưng liệu bạn đã biết “Tất Toán Là Gì?” Các hình thức tất toán phổ biến hiện nay. Vậy thì hãy cùng A Sideway tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.
Tất Toán Là Gì?
Khi một giao dịch hoặc một hợp đồng giữa khách hàng và ngân hàng, tổ chức tín dụng chấm dứt ( hoặc kết thúc) thì cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ các khoản tiền, khoản được ghi rõ trong hợp đồng đã được thanh toán xong. Thì hành động đó trong giới tài chính – ngân hàng gọi là tất toán.
Trong giới tài chính – ngân hàng là thế, vậy theo cách hiểu bình dân hơn thì tất toán có nghĩa là gì? Đó được hiểu là hình thức mà bên vay nợ đã thực hiện trả hết khoản vay cho ngân hàng hay tổ chức tín dụng, công ty tài chính đã cho họ vay ngay tại thời điểm đó được gọi là tất toán. Trong tiếng Anh thì tất toán có tên gọi là final settlement.
Một ví dụ để cụ thể hơn về khái niệm tất toán cho bạn dễ dàng hình dung hơn như sau: Khách hàng là chị Nguyễn Thị A có thực hiện vay vốn trả góp tại ngân hàng VietcomBank với số tiền là 50 triệu trong thời gian 6 tháng. Đến tháng thứ 6 cũng chính là tháng cuối cùng trong kỳ hạn vay vốn của chị Nguyễn Thị A với ngân hàng VietcomBank.
Cũng ngay tại tháng này và đúng ngày hạn đã ghi trong hợp đồng thì chị Nguyễn Thị A thanh toán kỳ cuối cùng và kết thúc hợp đồng với ngân hàng VietcomBank đồng nghĩa với việc chị Nguyễn Thị A hoàn thành việc tất toán hợp đồng vay vốn của mình.
Các Hình Thức Tất Toán Phổ Biến Hiện Nay
Vậy hiện nay có tất cả là bao nhiêu Hình Thức Tất Toán Phổ Biến cũng là vấn đề mà được nhiều người quan tâm. Theo như số liệu thống kê thì hiện nay có 6 hình thức Tất Toán Phổ Biến nhất là:
- Tất toán sổ tiết kiệm
- Tất toán khoản vay
- Tất toán tài khoản ngân hàng
- Tất toán khoản vay trước hạn
- Tất toán bảo hiểm xã hội
- Tất toán tiền gửi có kỳ hạn
Cùng chúng tôi tìm hiểu xem nội dung cụ thể của những hình thức này là gì nhé.
Tất toán tài khoản ngân hàng:
Với những hình thức khách hàng gửi tiết kiệm sẽ được áp dụng hình thức tất toán tài khoản ngân hàng, đây được đánh giá là hình thức con của tất toán hay nói cách khác là phạm trù của Tất toán tài khoản ngân hàng nhỏ hơn tất toán.
Khi khách hàng đến ngân hàng thực hiện mở tài khoản gửi tiết kiệm, và khách hàng cũng không hề có nhu cầu sử dụng và quyết định đóng tài khoản đó. Với trường hợp này cũng đồng nghĩa với việc Tất toán tài khoản ngân hàng.
Hay có khái niệm về Tất toán tài khoản ngân hàng được hiểu đơn giản như sau: khách hàng tiến hành thực hiện đóng hay còn gọi là kết thúc một tài khoản tại ngân hàng khi đã hết nhu cầu sử dụng tài khoản đó thì với hành động đó được gọi là Tất toán tài khoản ngân hàng.
Một ví dụ cụ thể và thực tế hơn về Tất toán tài khoản ngân hàng để bạn có thể hình dung hơn như sau: Chị Nguyễn Thị B mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng BIDV với kỳ hạn 6 tháng.
Sau 6 tháng, chị Nguyễn Thị B đã đóng tài khoản ngân hàng sau khi rút hết tiền lãi và tiền gốc có trong tài khoản của mình. Như vậy với hành động của chị Nguyễn Thị B cũng đồng nghĩa với việc tất toán tài khoản ngân hàng.
Vậy với khách hàng có nhu cầu tất toán tài khoản ngân hàng thì cần làm gì. Đầu tiên khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác những thủ tục sau đây để tránh trường hợp thiếu sẽ mất thời gian của cả đôi bên. Bao gồm:
- Chứng minh nhân dân bản gốc
- Hộ khẩu/KT3 (nếu có)
- Hợp đồng được ký kết giữa Khách hàng và Ngân hàng (nếu được yêu cầu)
- Một số giấy tờ đi kèm tùy thuộc vào loại tài khoản cần tất toán.
Tất toán sổ tiết kiệm:
Việc khách hàng tiến hành rút tiền tất toán đã gửi tiết kiệm tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hay công ty tài chính, bảo hiểm được gọi là tất toán sổ tiết kiệm.
Vậy thời điểm tất toán sổ tiết kiệm sẽ là khi nào? Thông thường thì khoảng thời gian mà đáo hạn sổ tiết kiệm cũng chính là lúc tất toán sổ tiết kiệm, tại thời điểm này bạn sẽ nhận được cả tiền gốc lẫn lãi.
Nhưng nếu như trong trường hợp đã đến thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm nhưng khách hàng chưa muốn tất toán tài khoản tiết kiệm của mình thì phải giải quyết như thế nào? Với trường hợp này thì khách hàng có thể xin làm thủ tục tiếp tục gửi tiết kiệm (hay gọi là tái tục).
Bao gồm 2 hình thức được quy định cụ thể là Tất toán tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
- Tất toán tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Đây là trường hợp mà khách hàng có thể muốn rút tiền lúc nào cũng được, thậm chí là không cần báo trước với ngân hàng. Và đặc biệt hơn là khi tất toán với hình thức tài khoản tiền gửi không kỳ hạn thì khách hàng không gặp bất kì trở ngại nào, quá trình diễn ra cực kỳ nhanh chóng.
- Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Đây là hình thức tất toán mà đến thời gian đáo hạn sổ tiết kiệm khách hàng có quyền yêu cầu rút tiền gốc và lãi cũng như đóng tài khoản ngân hàng của mình nếu muốn. Nhưng với những trường hợp chưa đến thời gian đáo hạn và khách hàng lại muốn rút tiền thì lãi suất tiết kiệm sẽ được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Cho nên khách hàng nên cân nhắc khi muốn tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để không gặp trục trặc nhé.
Tất toán khoản vay trước hạn
Đây là hình thức tất toán mà khi chưa đến hạn đã giao dịch thì khách hàng muốn được tất toán khoản vay . Trong trường hợp này thì khách hàng sẽ phải trả một khoản phí nhất định được quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch trong hợp đồng vay tiền.
Bởi lẽ trước khi kí hợp đồng vay vốn, ngân hàng luôn đưa ra quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch về vấn đề tất toán khoản vay trước hạn, nếu như khách hàng không chú ý sẽ dễ trả nợ trước hạn, điều này giống như bạn đã phá vỡ hợp đồng nên phải chịu khoản phí.
Tất toán khoản vay
Với hình thức Tất toán khoản vay thì khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện trước kỳ hạn, hoàn toàn không giống với Tất toán khoản vay trước hạn.
Thủ tục tất toán tài khoản ngân hàng
Khái niệm về Tất toán tài khoản ngân hàng được hiểu đơn giản như sau: khách hàng tiến hành thực hiện đóng hay còn gọi là kết thúc một tài khoản tại ngân hàng khi đã hết nhu cầu sử dụng tài khoản đó thì với hành động đó được gọi là Tất toán tài khoản ngân hàng.
Một ví dụ cụ thể và thực tế hơn về Tất toán tài khoản ngân hàng để bạn có thể hình dung hơn như sau: Chị Nguyễn Thị B mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng BIDV với kỳ hạn 6 tháng.
Sau 6 tháng, chị Nguyễn Thị B đã đóng tài khoản ngân hàng sau khi rút hết tiền lãi và tiền gốc có trong tài khoản của mình. Như vậy với hành động của chị Nguyễn Thị B cũng đồng nghĩa với việc tất toán tài khoản ngân hàng.
Vậy với khách hàng có nhu cầu tất toán tài khoản ngân hàng thì cần làm gì. Đầu tiên khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác những thủ tục sau đây để tránh trường hợp thiếu sẽ mất thời gian của cả đôi bên. Bao gồm:
- Chứng minh nhân dân bản gốc
- Hộ khẩu/KT3 (nếu có)
- Hợp đồng được ký kết giữa Khách hàng và Ngân hàng (nếu được yêu cầu)
- Một số giấy tờ đi kèm tùy thuộc vào loại tài khoản cần tất toán.
So sánh Tất toán tài khoản & đáo hạn tài khoản
Sau khi đã tìm hiểu về tất toán tài khoản ngân hàng thì nhiều khách hàng đặt ra câu là vậy giữa Tất toán tài khoản & đáo hạn tài khoản có gì không và khác nhau? Để giải đáp câu hỏi này thì chúng ta sẽ tiến hành so sánh Tất toán tài khoản & đáo hạn tài khoản.
Giống nhau
- Trong hợp đồng vay sẽ có ghi rõ về thời gian đáo hạn, cũng ngay tại thời điểm ngân hàng đáo hạn cho khách hàng, có thể lập tức thực hiện tất toán và đây cũng chính là điểm giống nhau đầu tiên của Tất toán tài khoản & đáo hạn tài khoản. Tuy nhiên ngay cùng 1 thời điểm đó nhưng tất toán tài khoản được xem như hành động kết thúc quá trình vay vốn thì đáo hạn tài khoản sẽ là hành động bắt đầu một quá trình, khoản vay mới. Nghe có vẻ giống nhưng thật ra chúng đối lập nhau.
- đáo hạn tài khoản cũng có thể hiểu được với nghĩa là tất toán tài khoản nếu như trong trường hợp tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mà lại đến thời gian đáo hạn. Đồng nghĩa với việc này là với những tài khoản không kỳ hạn thì khách hàng có thể thực hiện tất toán bất kì lúc nào, thậm chí là không cần báo trước với ngân hàng.
- Còn đối với những tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thì sao nhỉ? Thì trong trường hợp này có thể lý giải như sau thời điểm đáo hạn chính là ngày cuối cùng trong kỳ hạn hợp đồng tiền gửi. Ví dụ cụ thể hơn để bạn hình dung: Chẳng hạn như khách hàng gửi tiền ngày 12/1 với kì hạn 6 tháng thì đáo hạn là ngày 12/5, lúc này khách hàng có thể khóa tài khoản nhưng lưu ý là thời điểm khóa tài khoản sẽ không được trùng với thời điểm đáo hạn.
Khác nhau
Khi đến ngày đáo hạn, khách hàng phải đến ngân hàng tất toán tiền lãi và tiền gốc. Trường hợp đến ngày đáo hạn mà khách hàng không đến tất toán tiền lãi sẽ được gộp vào tiền gốc và tự động chuyển sang kỳ tiếp theo với lãi suất, kỳ hạn tương tự.
Nếu khách hàng chưa có nhu cầu tất toán vào ngày đáo hạn, vốn sẽ vẫn tiếp tục quay vòng. Thế nhưng nếu chưa đến thời điểm đáo hạn mà khách hàng vẫn muốn tất toán, lãi suất đương nhiên không thể thao như trong cam kết hợp đồng.
Xem thêm:
Kết luận
Tại bài viết này, chúng tôi đã tiến hành giải đáp “Tất Toán Là Gì?” Các hình thức tất toán phổ biến hiện nay. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn.