Thẩm định tín dụng là hình thức không để nào thiếu trong quy trình vay vốn của khách hàng tại ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Vậy “Thẩm Định Tín Dụng Là Gì?” Các kỹ năng thẩm định tín dụng cần có bao gồm những yếu tố nào? Hãy cùng A Sideway tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.
Thẩm Định Tín Dụng Là Gì?
Trước khi đến với khái niệm Thẩm Định Tín Dụng thì chúng ta hãy điểm qua khái niệm của thẩm định nhé. Đây là quá trình bao gồm những hành động như xem xét, đánh giá tính khả thi, độ rủi ro và đưa ra kết luận cuối cùng mang tính pháp lý và có yếu tố pháp luật bằng văn bản về một vấn đề nào đó.
Cũng giống như thẩm định là quá trình mà chủ thể (là con người) tiến hành thẩm định bao gồm những hành động như xem xét, đánh giá tính khả thi, độ rủi ro, độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa và đưa ra kết luận cuối cùng mang tính pháp lý và có yếu tố pháp luật bằng văn bản. Thế nhưng Thẩm Định Tín Dụng có lĩnh vực cụ thể là tài chính.
Mục đích của quá trình thẩm định tín dụng
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là Mục đích của quá trình thẩm định tín dụng là gì mà lại có tầm quan trọng và chu trình diễn ra kỹ lưỡng, nghiêm ngặt đến thế? Về cơ bản thì có 3 mục đích cho quá trình thẩm định tín dụng như sau:
- Mục đích thứ nhất: Chính là quá trình thẩm định tín dụng trở thành công cụ đắc lực cho ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất ( hay còn được hiểu là đánh giá tính khả thi ) hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Mục đích thứ hai: quá trình thẩm định tín dụng là công cụ để ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể dựa vào đó để phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay ( hoặc đối với cá nhân thì là phân tích và đánh giá xem cá nhân có có đủ khả năng trả nợ hay không )
- Mục đích thứ ba: giảm thiểu được những quyết định sai lầm cũng như sàng lọc được những dự án không có tiềm năng cho ngân hàng, tổ chức tài chính trước khi quyết định phê duyệt cho vay.
Công việc của nhân viên thẩm định tín dụng
Nhân viên thẩm định tín dụng hay còn gọi là thẩm định viên (hoặc còn có thể gọi là Nhân viên tái thẩm định, nhân viên quản lý rủi ro) cũng đang làm một nghề khá hot và nhiều người tò mò rằng Công việc của nhân viên thẩm định tín dụng là gì? Có phức tạp và nhiều áp lực hay không. Cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
- Công việc đầu tiên của nhân viên thẩm định tín dụng và có lẽ nhiều người biết đến nhất đó chính là thẩm định những hồ sơ vay vốn tín dụng của khách hàng gửi đến ngân hàng, tổ chức tín dụng. Bằng hình thức thẩm định căn cứ các thông tin mà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ cùng thực tế của khách hàng, bằng nhiều phương thức kiểm tra, xác thực. Từ đó có thể hợp pháp của hồ sơ chứng từ.
- Công việc thứ hai của nhân viên thẩm định tín dụng chính là nhận định mức độ rủi ro, nghe tên thôi đã thấy được công việc này phức tạp như thế nào. Quả thật vậy, trước khi xác nhận cấp vay vốn tín dụng cho khách hàng cần phải trải qua bước này. Với việc nhân viên quản lý rủi ro ( hay còn gọi là Nhân viên thẩm định tín dụng ) thực hiện tốt công việc tốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển những chính sách trong quản trị rủi ro tín dụng của khách hàng cho ngân hàng.
- Công việc thứ ba của nhân viên thẩm định tín dụng chính là phối hợp với bộ phận định giá để nhằm mục đích là với những loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, quyền sở hữu nhà ở, đất đai, công trình xây dựng…
- Công việc thứ tư của nhân viên thẩm định tín dụng chính là thực hiệ hệ thống các công việc như khảo sát, thu thập dữ liệu thị trường, tài sản được giao thẩm định. Với công việc này thì đòi hỏi nhân viên thẩm định tín dụng phải có kiến thức sâu rộng cũng như kinh nghiệm làm việc để nghiên cứu, tổng hợp các thông tin và phân tích các biến động của thị trường.
- Công việc thứ năm của nhân viên thẩm định tín dụng chính là việc họ đi điều tra, thu thập và cập nhật thông tin về giá đất thị trường địa bàn. Không chỉ là việc đi thực tế mà họ còn phải thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến báo giấy, báo mạng, internet, các đơn vị kinh doanh/ cá nhân môi giới bất động sản nhằm đảm bảo rằng mình không bỏ sót bất kì thông tin quan trọng nào trong quá trình phục vụ công việc.
Nếu như đã tìm hiểu về Công việc của nhân viên thẩm định tín dụng thì quy tắc 5C là yếu tố mà bạn nên biết vì nó có mối liên quan mật thiết với nhau. Các ngân hàng hay tổ chức tín dụng áp dụng quy tắc 5C một cách thường xuyên khi cần giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thẩm định tín dụng với mục đích là tối ưu hóa. Mô hình 5C bao gồm:
- Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
- Capacity – Năng lực
- Capital – Vốn
- Collateral – Tài sản đảm bảo
- Conditions – Môi trường
Character (hay còn được hiểu với nghĩa là uy tín, đạo đức khách hàng)
Character hay còn được hiểu với nghĩa là Uy tín, đạo đức khách hàng nhằm mục đích để trước khi phê duyệt một khoản vay nhỏ hay không thì ngân hàng hay tổ chức tín dụng có thể đánh giá thái độ của khách hàng.
Và điều đặc biệt là những thái độ trong quá trình giao dịch của khách hàng sẽ được ngân hàng hay tổ chức tín dụng để ý, và có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Thế nhưng những yếu tố như trình độ học vấn, phẩm chất hay kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng cũng có tác động không nhỏ đến quyết định cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Capacity (hay còn được hiểu với nghĩa là năng lực)
Capacity (hay còn được hiểu với nghĩa là năng lực) là yếu tố, tiêu chí quan trọng nhất của mô hình 5C được ngân hàng hay tổ chức tín dụng áp dụng trong thẩm định tín dụng.
Thông qua các bảng báo cáo tài chính, khả năng điều hành trong quá khứ và hoạt động kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng hay tổ chức tín dụng có tính khả thi về việc chi trả nợ vay trong tương lai.
Capital – Vốn
Tăng mức độ tin cậy của ngân hàng nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu lớn, đảm bảo trạng thái cân bằng cho các khoản vay tín chấp ngân hàng.
Collateral hay còn được hiểu với nghĩa là tài sản đảm bảo
Nhằm mục đích chứng minh, đảm bảo với phía ngân hàng hay tổ chức tín dụng khả năng chi trả của chủ thể vay vốn. Trong trường hợp không may khách hàng rơi vào phá sản, không còn khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo này theo quy định của pháp luật
Conditions hay còn được hiểu với nghĩa là môi trường
Nếu như đã phân tích bên ngoài của doanh nghiệp như năng lực, vốn, tài sản đảm bảo thì ngân hàng hay tổ chức tín dụng còn tiến hành phân tích cả môi trường bên trong, có nhiều yếu tố quá trình kinh doanh của khách hàng hay không. Nếu trường hợp khách hàng có cả 2 môi trường bên trong và bên ngoài ổn định thì sẽ ưu tiên hơn.
Phân loại thẩm định tín dụng
Trước khi bắt đầu thẩm định tín dụng với một hồ sơ vay thế chấp, tín chấp, ngân hàng sẽ phân loại thẩm định tín dụng để giúp cho quá trình đánh giá, phân tích diễn ra chính xác, nhanh chóng nhất, giúp cho khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Có 4 loại thẩm định tín dụng:
- Thẩm định rủi ro
- Thẩm định tài sản đảm bảo
- Thẩm định tín dụng ngắn hạn
- Thẩm định tín dụng dài hạn
Các kỹ năng chuyên viên thẩm định tín dụng cần có
Đã đi tìm hiểu về những Công việc của nhân viên thẩm định tín dụng thì không thể nào không tìm hiểu về Các kỹ năng chuyên viên thẩm định tín dụng cần có để có thể thực hiện được những công việc đó.
Thật sự những chuyên viên thẩm định tín dụng phải trải qua thời gian học tập trên ghế nhà trường và ngoài xã hội, tiếp thu biết bao nhiêu là kiến thức, cũng như là việc nâng cao kỹ năng để phục vụ công việc hoàn thành một cách tốt nhất. Vậy những kỹ năng cần có của một nhân viên thẩm định tín dụng là gì?
Đó chính là:
- Sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
- Có thể phân tích và đánh giá được khả năng vay vốn, trả nợ hợp đồng vay tiền trả góp của khách hàng
- Am hiểu về các quy định của pháp luật về hồ sơ, giấy tờ, các quy trình trong vay vốn, vay tiền online 24/24 và trả nợ,…
- Sự hiểu biết và cái nhìn nhạy bén về nền kinh tế cả bên trong và bên ngoài
Đây chính là những kỹ năng mà một chuyên viên thẩm định tín dụng có năng lực giỏi cũng như kinh nghiệm làm việc lâu năm nào cũng có, với những kỹ năng và kinh nghiệm như thế, họ hoàn toàn có những đóng góp to lớn trong việc giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro khi cho vay tiền nhanh về mức tối thiểu (đặc biệt với môi trường tài chính nổi tiếng là rủi ro cực kỳ nhiều và cao).
Xem thêm:
Kết luận
Tại bài viết này chúng tôi đã tiến hành giải đáp “Thẩm Định Tín Dụng Là Gì?” Các kỹ năng thẩm định tín dụng cần có hy vọng có thể giúp ích được cho bạn.