TVL Là Gì Và 5 Lý Do Chỉ Số TVL Quan Trọng Với DeFi?

TVL Là Gì?

TVL hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là Total Value Locked. Theo đó, đây vốn là khái niệm được sử dụng để đo lường tổng giá trị tài sản có trong hợp đồng thông minh DeFi. Nghe qua tưởng chừng như khá đơn giản thế nhưng trên thực tế TVL lại đóng những vai trò vô cùng quan trọng với DeFi.

Vậy TVL là gì và nền tảng này sở hữu những đặc điểm nào để ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết với DeFi?

Hãy cùng A Sideway theo dõi ngay trong bài viết sau đây để có được những thông tin giải đáp chi tiết nhất cho vấn đề này nhé!

TVL (Total Value Locked) là gì?

Như đã đề cập TVL hay Total Value Locked vốn là những khái niệm nhằm đại diện cho tổng lượng giá trị tài sản khóa của hợp đồng thông minh DeFi. Hay nói cách khác, đây sẽ chính tổng giá trị bị khóa. Con số này thường sẽ tương ứng với số lượng những tài sản đã được gửi trong từng giao thức nhất định.

Ngoài ra, vì TVL vốn là khái niệm đo lường nhằm đại diện cho tổng tài sản sẽ được gửi vào chính thức tại các giao thức tài chính phi tập trung DeFi với mục đích kiếm tiền thu về từ lãi suất, phần thưởng, token,..

Ở khía cạnh khác, các chuyên gia trong lĩnh vực Crypto còn xem TVL vốn là số lượng tài sản đang được thực hiện Staking có trong một giao thức cố định nào đó. Tại đây, TVL sẽ không phải là đơn vị đại diện cho số dư nợ mà thay vào đó TVL sẽ chính là lượng cung cấp được đảm bảo để cho loại ứng dụng nào đó bởi giao thức phi tập trung DeFi.

Xem thêm:   Shiba Inu Là Gì? Những Kiến Thức Đầu Tư Mới Trong Năm 2022

Đồng thời, TVL sẽ được thực hiện cách tính dựa trên 3 thành phần cơ bản là Bitcoin (BTC), Ethereum(ETH) và USD( Đô la Mỹ).

Mặc dù, khi tiến hành Search các cụm từ khóa như TVL là gì hay Total Value Locked(TVL) là gì đã xuất hiện rất nhiều những thông tin chi tiết để định nghĩa cho khái niệm này. Thế nhưng tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn không ít nhà đầu tư có những nhận xét hay cách đánh giá không mấy hợp lý từ chỉ số này.

Bởi lẽ, có không ít người cho rằng, các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Crypto sẽ có thể sử dụng chỉ số TVL để tiến hành các đánh giá, so sánh hay nhận xét mỗi một dApp của Defi. 

TVL (Total Value Locked) là gì?

Nếu dApp nào càng sở hữu chỉ số TVL càng cao, chất lượng của dApp đó sẽ được đánh giá là tốt và ổn định.

Thế nhưng, trên thực tế, đây sẽ không phải là cách để đánh giá chính xác về dApp. Bởi nếu muồn nhìn nhận một cách chính xác về chất lượng của mỗi dApp của DeFi, nhà đầu tư sẽ cần phải tiến hành xem xét trên nhiều nguồn yếu tố.

Trong số đó phải kể đến những hạng mục như: nguồn cung lưu hành, mức cung tối đa được hỗ trợ hay tỷ giá token hôm nay,…Từ đó, mới có thể đưa ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Xem thêm: AIOZ Là Gì Và AIOZ Network Hỗ Trợ Cho Những Vấn Đề Nào?

TVL là gì? Ý nghĩa của Total Value Locked (TVL)

Như đã đề cập trong phần trước, TVL vốn là chỉ số khá quan trọng và thường xuyên được giới đầu tư quan tâm khi tham gia vào thị trường Crypto.

Xem thêm:   Enjin Coin Là Gì? Tiềm Năng Phát Triển Coin Metaverse ENJ

Theo đó, có 4 nguyên nhân được xem là cơ bản nhất khiến TVL ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa với DeFi.

  • Đầu tiên, với chỉ số Total Value Locked, nhà đầu tư sẽ có thể nhận biết được mức độ tương tác hay sự quan tâm của các nhà đầu tư khác trong thị trường Defi. Đây được xem là cách để giới đầu tư có thể nhận biết hay nắm bắt được những xu hướng đầu tư mới mẻ trên thị trường.
  • Bên cạnh đó, đối với DeFi hoạt động trong lĩnh vực cho vay Lending hay hoán đổi Swap, chỉ số TVL sẽ có thể mang đến những ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
  • Đặc biệt, nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng TVL Tatio để đánh giá hay xem xét liệu tỷ giá TVL có bị định giá thấp hơn so với thị trường hay không. Bởi nếu tỷ lệ này ở ngưỡng dưới 1, đây sẽ chính là dấu hiệu cho thấy dự án đang bị đánh giá thấp hơn so với  thực tế.
  • Ngoài ra, mỗi dự án Defi cũng đề sẽ giới thiệu chỉ số TVL. Vậy nên nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa trên dữ liệu này để thực hiện việc đánh giá trực tiếp các dự án về tính thanh khoản hay độ tiềm năng, phát triển của dự án trong tương lai.

Vậy nên VTL cũng được xem là cơ sở để những người chơi khi tham gia vào thị trường Crypto có thể đưa ra được nhận xét hay quyết định nhanh chóng nhưng hiệu quả nhất.

Xem thêm:   Retroactive Là Gì Và Cơ Hội “Tay Không Bắt Giặc” Đầy Hiệu Quả

Không những vậy, tính đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư còn có thể theo dõi các chỉ số TVL thông qua 5 mục chính. 

Bao gồm sàn giao dịch phi tập trung DEX, tiền mã hóa Assets, giao thức thanh toán Payment Protocols, giao dịch phái sinh Derivatives và cho vay Landing.

TVL là gì? Ý nghĩa của TVL

Tổng hợp các công thức tính TVL quan trọng cho các nhà đầu tư

Thông thường, để có thể tính được chỉ số TVL một cách chính xác, bạn sẽ cần phải xác định được ba chỉ số cơ bản là: vốn hóa thị trường hiện tại, nguồn cung lưu hành và giá hiện tại.

Cụ thể, các công thức tính chỉ số TVL sẽ lần lượt được thực hiện như sau:

  • Total Market Cap (Tổng giá trị vốn hóa thị trường)= Circulating Supply(Tổng số lượng Token ước tính lưu hành) * Current Price (Giá trị hiện tại/Giá thị trường của Token)
  • Total Value Locked(Tổng giá trị tài sản bị khóa)= Total Token Locked(Tổng lượng Token bị khóa) * Current Price(Giá trị thị trường Token bị khóa)
  • TVL Ratio(Tỷ lệ vốn hóa thị trường so với giá trị TVL)= Total Market Cap/TVL

Công thức tính chỉ số TVL

Phân biệt giữa TVL trên Validator của Proof of Stake và TVL trên dApp

Ngoài cách hiểu về tổng giá trị bị khóa của các Token trong giao thức DeFi, chỉ số VTL sẽ còn được biết đến là mạng lưới Blockchain với giao thức đồng thuận Proof of Stake.

Cụ thể hơn, Proof of Stake trong nền tảng Blockchain sẽ kết hợp cùng các Validator hoặc nhà điều hành Node mạng để chịu trách nhiệm về việc duy trì hoạt động của mạng lưới thông qua hệ thống các giao dịch xác thực trên nền tảng Blockchain.

Xem thêm:   EOS Coin Là Gì Và Những Thành Tích Gọi Vốn Đầy Ấn Tượng

Đặc biệt, với mỗi mạng lưới Proof of Stake, mỗi Validator sẽ cần phải thực hiện Stake một lượng Native Token tối thiểu để đảm bảo khởi chạy các Node. Đồng thời, yêu cầu về Stake trong trường hợp này cũng phần nào đảm bảo được hệ thống an ninh và giảm thiểu tình trạng gian lận sẽ có thể xảy ra.

Bởi nếu như trong trường hợp có sự cố, những Token đã được Stake đã khóa trong hợp đồng thông minh sẽ bị chém hoặc đốt dựa trên những nguyên tắc đã được quy định của hệ thống.

Đồng thời, số lượng Token đã Stake này cũng chính là lượng cổ phần hay số lượng phiếu bầu đã được các Validator trên toàn hệ thống tham gia quản trị mạng bằng hình thức đề xuất bỏ phiếu.

Với những lý do kể trên, các chỉ số TVL có trên Blockchain Proof of Stake luôn phản ánh được mức độ an ninh và bảo mật của mạng lưới Blockchain.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cũng thường dựa trên chỉ số này để đánh giá về mức độ người dùng tin cậy khi thực hiện Stake hay ủy quyền Token cho các Validator.

Cách phân biệt các chỉ sổ TVL khác nhau

Nhận xét về mối quan hệ giữa TVL là Circulating Supply

Khi tiến hành tìm hiểu về TVL là gì hay Total Value Locked là gì và sở hữu những ý nghĩa nổi bật nào. Nhà đầu tư cũng sẽ thường dành sự quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ giữa TVL và Circulating Supply

Xem thêm:   USD Coin (USDC) Là Gì? Những Nét Khác Biệt Đặc Trưng Của USDC

Trên thực tế, có không ít người khi quan tâm đến các dự án thường có sự nhầm lẫn giữa các chỉ số TVL và Circulating Supply hay còn được gọi là lượng cung ước tính lưu thông. 

Việc không phân biệt rõ hai khái niệm kể trên dù không gây ra những ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Thế nhưng trong một số trường hợp, đây cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho nhiều người tham gia đưa ra những quyết định sai lầm.

Vì thế việc làm rõ được nhận định TVL là gì luôn vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, TVL sẽ chính là tổng giá trị của toàn bộ các Token bị khóa có trong giao thức DeFi. 

Điều này sẽ đồng nghĩa với việc, trong số đó cũng sẽ bao gồm luôn những Native Token của giao thức và những loại tài sản khác đang được khóa trong giao thức.

Chẳng hạn như, khi người dùng được cung cấp tính thanh khoản trên Uniswap với cặp coin UNI/ETH. Lúc này, chỉ số TVL cũng sẽ bao gồm luôn cả UNI và ETH cộng lại.

Nhận xét về mối quan hệ giữa TVL là Circulating Supply

Thế nhưng đối với chỉ số Circulating Supply, cách tính này lại hoàn toàn khác biệt. Bởi nếu đây là cung ước tính lưu thông của riêng Uniswap thì chỉ số sẽ là tổng lượng UNI đang được lưu hành trên thị trường. Trong đó, cũng bao gồm một phần UNI có thể được nhà đầu tư mang đi Stake.

Xem thêm:   Celr là coin gì? Cách đầu tư vào Celr Token hiệu quả nhất

Đặc biệt, khi tiến hành phân tích một dự án DeFi cụ thể, nếu dựa vào các chỉ số đo lường về số lượng các Token đã được Stake so với cung ước tính lưu thông. Chắc hẳn, nhà đầu tư sẽ rất dễ dàng trong việc xác định được phần nào nguồn cung thực tế đã được lưu hành trên thị trường.

Chỉ số này cũng là dạng dữ liệu On-chain thường được các nhà phân tích lựa chọn để xác định xu hướng tích lũy hay bán tháo của các dự án.

Tổng kết

Như vậy qua bài viết được chia sẻ trên đây của A Sideway, chắc hẳn bạn cũng đã phần nào làm rõ được thắc mắc TVL là gì và có cách tính ra sao. Từ đó, xác định được tầm quan trọng của dạng chỉ số này so với thị trường DeFi. Ngoài ra, A Sideway cũng xin chúc quý nhà đầu tư sẽ có được những sự chọn lựa hay quyết định đầu tư tiềm năng nhất trong thời gian sắp đến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *