Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì? Lợi ích Của Bảo Hiểm vay tiền

Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì? Lợi ích Của Bảo Hiểm vay tiền

“Bảo hiểm khoản vay là gì?” thắc mắc mà nhiều khách hàng đặt ra khi được nhân viên ngân hàng giới thiệu về sản phẩm dịch vụ bảo hiểm vay tiền tại quầy giao dịch của ngân hàng hay tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên việc nhân viên ngân hàng giới thiệu chắc chắn sẽ không thể đầy đủ hết được những thông tin xoay quanh vấn đề này. Vậy thì cùng A Sideway tìm hiểu kỹ càng và chi tiết hơn về dịch vụ bảo hiểm vay tiền tại bài viết dưới đây nhé.

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Loại sản phẩm dịch vụ đảm bảo uy tín và hạn chế rủi ro trong việc thanh toán khoản vay khi chủ sở hữu khoản vay hay còn gọi là người đi vay không còn khả năng trả số nợ đó thì được gọi là bảo hiểm khoản vay.

bao hiem khoan vay la gi

Các hợp đồng vay tín chấp thường được ưu tiên áp dụng bảo hiểm ngân hàng. Với những mục đích sử dụng khoản vay như mua xe, mua bất động sản, mua nhà, vay thế chấp, vay nhanh trong ngày, vay với thời gian ngắn hạn,….

Những trường hợp được áp dụng dịch vụ bảo hiểm khoản vay:

  • Người đi vay biết mất khỏi nơi cư trú và không thể liên lạc được hay tìm kiếm được như bị mất tích , bắt cóc.
  • Người bị mất đi khả năng lao động cũng như không có thu nhập hay lương bổng, có thể do bị thương tật mức độ cao, bị bệnh như tai biến,…
  • Người đi nghĩa vụ quân sự không thể tiếp tục lao động để trả nợ trong thời gian quy định có thể để duy trì số nợ tồn tại đến khi kết thúc nghĩa vụ quân sự và trả nợ với những quy chế bổ sung riêng mà bên cho vay sẽ cung cấp.
  • Người không may tử vong do nhiều lí do khác nhau như bệnh tật, tai nạn,…trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định riêng của pháp luật. Cụ thể là được quy định chi tiết theo khoản 8 Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 rằng những người thừa kế của bên đi vay như cá nhân, pháp nhân thì các khoản nợ là một trong những nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế cần được thanh toán.
Xem thêm:   Tất Toán Là Gì? Các Hình Thức Tất Toán Phổ Biến Hiện Nay

Khi tất cả những trường hợp không may được liệt kê như trên xảy ra, bên ngân hàng hay tổ chức tín dụng bảo hiểm sẽ đứng ra thay mặt khách hàng ( người đã sử dụng dịch vụ bảo hiểm tại đây ) hoặc người thân, người có nghĩa vụ thừa kế khoản nợ trả hết những khoản nợ tại ngân hàng mà người đó đã vay.

Thông thường khi khách hàng thực hiện vay tiền tại quầy giao dịch nhân hàng sẽ được nhân viên khuyến khích cũng như đề nghị mua bảo hiểm khoản vay. Bảo hiểm khoản vay được xem là một tiêu chí cực kì quan trọng, nhiều ngân hàng còn xem đây là yếu tố để quyết định có xác nhận hồ sơ vay vốn của bạn hay không.

Điều Kiện Tham Gia Và Lợi ích Bảo Hiểm Khoản Vay

Điều Kiện Tham Gia Bảo Hiểm Vay Tiền

Điều Kiện Tham Gia Bảo Hiểm Vay Tiền

Không phải bất kỳ hồ sơ vay vốn ngân hàng nào cũng được áp dụng dịch vụ bảo hiểm khoản vay, mà phải đáp ứng đủ 4 yếu tố như sau:

  • Điều kiện thứ nhất: Là chủ thể vay vốn phải có độ tuổi quy định từ 18 – 60 tuổi
  • Điều kiện thứ hai: Với chủ thể vay vốn cần phải có đầy đủ hành vi và trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
  • Điều kiện thứ ba: Gía trị khoản vay giao động trong khoảng 10.000.000 VND – 500.000.000 VND
  • Điều kiện thứ tư: Và điều kiện cuối cùng cực kì quan trọng đó là hồ sơ vay vốn của chủ thể đi vay đã được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng xác nhận.
Xem thêm:   Ngân Hàng MB Bank Là Ngân Hàng Gì? Cách Đăng Ký Tài Khoản MB Bank

Những ưu Điểm Của Bảo Hiểm Khoản vay

Những ưu Điểm Của Bảo Hiểm Khoản vay

Vậy thì bảo hiểm có những khoản vay gì, cho cả bên cho vay và người đi vay mà dịch vụ này lại phát triển và phổ biến như vậy. Cùng tìm hiểu nhé!

STT Người đi vay Bên cho vay
1 Những trường hợp không may xảy ra như:

– Người đi vay biết mất khỏi nơi cư trú và không thể liên lạc được hay tìm kiếm được như bị mất tích , bắt cóc.

– Người bị mất đi khả năng lao động cũng như không có thu nhập hay lương bổng, có thể do bị thương tật mức độ cao, bị bệnh như tai biến,…

– Người đi nghĩa vụ quân sự không thể tiếp tục lao động để trả nợ trong thời gian quy định có thể để duy trì số nợ tồn tại đến khi kết thúc nghĩa vụ quân sự và trả nợ với những quy chế bổ sung riêng mà bên cho vay sẽ cung cấp.

– Người không may tử vong do nhiều lí do khác nhau như bệnh tật, tai nạn,…

Khi tất cả những trường hợp không may được liệt kê như trên xảy ra, bên ngân hàng hay tổ chức tín dụng bảo hiểm sẽ đứng ra thay mặt khách hàng ( người đã sử dụng dịch vụ bảo hiểm tại đây ) hoặc người thân, người có nghĩa vụ thừa kế khoản nợ trả hết những khoản nợ tại ngân hàng mà người đó đã vay.

Việc khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay sẽ giúp công ty đảm bảo vẫn thu được tiền nợ gốc (từ công ty bảo hiểm) nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng, không trả được nợ vay.

Với việc khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm khoản vay thì chắc chắn bên cho vay như ngân hàng, tổ chức tín dụng có lợi.

Trong những trường hợp không may xảy ra với người đi vay, ngân hàng vẫn sẽ nhận được khoản tiền tương đương với số tiền đã cho vay. Như vậy với việc khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm khoản vay thì lợi ích lớn nhất với ngân hàng chính là hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

2 Dịch vụ này sẽ tiếp nhận rủi ro và chi trả toàn bộ số tiền vay khi cho khách hàng và người thân của họ trong trường hợp không may gặp sự cố. Nhất là với những số tiền lớn. Đây là yếu tố ưu tiên để ngân hàng tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ vay vốn của bạn. Đặc biệt có một số ngân hàng còn đưa ra ưu đã giảm lãi với khách hàng có dịch vụ bảo hiểm khoản vay cho số tiền vay tại ngân hàng.

Mức phí bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu? Cách Tính Chi Tiết

Mức phí bảo hiểm khoản vay

Mức phí bảo hiểm khoản vay

Mức phí bảo hiểm khoản vay dường như là yếu tố được nhiều người quan tâm nhất khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Tùy vào từng ngân khác nhau, tài sản thế chấp khác nhau ( với khoản vay thế chấp ) mà bảo hiểm khoản vay là khác nhau.

Tại sao lại có sự khác nhau như vậy, đơn giản có thể giải thích là vì các khoản vay thế chấp có rủi ro cao nên mức phí cũng phải cao hơn. Về cơ bản thì nó sẽ giao động trong khoảng 3 – 6% khoản vay giải ngân.

Cách tính mức phí khoản vay chi tiết.

Công thức:

Phí bảo hiểm khoản vay = Mức bảo hiểm khoản vay x Tổng số tiền vay của hợp đồng

Ví dụ: Chị PM thực hiện khoản vay vốn tại ngân hàng A với số tiền vay vốn trong hợp đồng là 200 triệu, cùng phí bảo hiểm khoản vay là 5%. Thì bảo hiểm khoản vay được tính theo công thức sau:

200.000.000 * 5% = 10.000.000 VNĐ

Về cơ bản thì có 2 cách thức để đóng tiền phí bảo hiểm khoản vay:

  • Cách thứ nhất: Trừ trực tiếp vào số tiền giải ngân. Là với 200 triệu tiền vay và phí bảo hiểm khoản vay là 10 triệu thì khách hàng sẽ nhận được 190 triệu
  • Cách thứ hai: Cộng thêm vào khoản vay. Tức là với 200 triệu và 10 triệu tiền phí bảo hiểm khoản vay thì khoản vay của khách hàng sẽ là 210 triệu.

Bảo hiểm khoản vay khách hàng phải đóng là bao nhiêu?

Bảo hiểm khoản vay khách hàng phải đóng là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào số tiền khoản vay và thể chế của từng ngân hàng khác nhau mà bảo hiểm khoản vay sẽ là khác nhau. Những thường được giao động ở mức 5-6%.

Các câu hỏi liên quan

Ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, ngân hàng có bị phạt không?

Ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, ngân hàng có bị phạt không?

Bảo hiểm khoản vay là yếu tố để ngân hàng ưu tiên phê duyệt khoản vay của bạn. Không có một văn bản nào quy định việc bắt buộc mua bảo hiểm khoản vay. Nhưng lại có quy định xử phạt với hành vi ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn.

Cụ thể là theo điểm đ khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP như sau: Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị phạt mức tiền là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Bảo hiểm khoản vay thế chấp là gì? Có bắt buộc không?

Loại bảo hiểm cho khoản vay thế chấp của chủ thể tại ngân hàng được gọi là Bảo hiểm khoản vay thế chấp. Trong trường hợp mà  tài sản thế chấp bị mất đi giá trị thì Bảo hiểm khoản vay thế chấp sẽ đảm bảo bằng cách ngân hàng hay tổ chức tín dụng bán bảo hiểm sẽ thẩm định và chi trả cho ngân hàng cho vay tiền.

Có mua bảo hiểm khoản vay hay không là hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng chứ không phải quy định bắt buộc của pháp luật.

Xem thêm:

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi “Bảo hiểm khoản vay là gì?” cũng như cung cấp một số thông tin liên quan đến bảo hiểm khoản vay như cách tính bảo hiểm khoản vay, có bắt buộc mua bảo hiểm khoản vay hay không,… hy vọng khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này đã có những kiến thức bổ ích và giúp ích được quý khách hàng.

2/5 - (1 bình chọn)
Xem thêm:   Thẻ phụ là gì? Thẻ Tín Dụ Phụ Có Chức Năng Giống Thẻ Chính Không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *