Chứng Chỉ Tiền Gửi Là Gì? Ưu Điểm Của Chứng Chỉ Tiền Gửi

Chứng Chỉ Tiền Gửi Là Gì? Ưu Điểm Của Chứng Chỉ Tiền Gửi

“Chứng chỉ tiền gửi là gì?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra trước khi sử dụng những sản phẩm dịch vụ có liên quan đến chủ sở hữu tại ngân hàng. Tại bài viết dưới đây A Sideway sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết tất cả cả các thông tin về chứng chỉ tiền gửi, cùng tìm hiểu nhé.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Loại giấy tờ được Ngân hàng phát hành có giá trị ngang với sổ tiết kiệm, nhằm được sử dụng để huy động vốn, tài chính, tiền tệ từ các tổ chức cá nhân được gọi là chứng chỉ tiền gửi. Bên cạnh đó loại giấy tờ này còn khẳng định, chứng minh một các minh bạch nhất về quyền sở hữu của chủ sở hữu với số tiền đã gửi tại Ngân hàng.

Có thể hiểu theo cách đơn giản hơn thì đây là việc ngân hàng gửi cho người gửi tiền tại ngân hàng một loại văn bản. Loại văn bản này sẽ chứng minh rằng người sở hữu văn bản chính là người sở hữu số tiền họ đã gửi trong ngân hàng (con số có ghi rõ ràng, minh bạch trong văn bản).

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Đây là yếu tố quan trọng để nhanh chóng xác nhận xem bạn có gửi tiền trong ngân hàng hay không và với con số là bao nhiêu.

Có một điều thú vị, là tại các nước phát triển như Anh và Mỹ, họ xác định Chứng chỉ tiền gửi ngang hàng với trái phiếu và đem chúng đi trao đổi, chuyển nhượng cho người mua.

Xem thêm:   Thẩm Định Tín Dụng Là Gì? Các Kỹ Năng Thẩm Định Tín Dụng Cần Có

Cũng chính vì thế mà sau khi đem tiền gửi vào ngân hàng, cũng đồng nghĩa với việc biến chúng trở thành những trái phiếu có giá trị thanh toán, trao đổi cao, mang lại nguồn vốn ổn định cho ngân hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của Certificate Of Deposit là gì?

Bất kì loại dịch vụ nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, cùng tìm hiểu xem vậy Certificate Of Deposit hay còn gọi là Chứng chỉ tiền gửi có những gì nhé:

Ưu điểm Nhược điểm
Ưu điểm đầu tiên nổi bật của chứng chỉ tiền gửi là việc các sản phẩm mình đầu tư như tiền vào ngân hàng hay tổ chức tài chính đều được đảm bảo uy tín với rủi ro dường như bằng không.

Thứ hai là số tiền gốc và tiền lãi sẽ được đảm bảo chắc chắn trong thời gian ghi trên chứng chỉ

Thứ ba, trong thời gian được ghi rõ trên tín chỉ tiền gửi thì tiền lãi thu về từ tiền gốc gửi ban đầu sẽ cao hơn bên tiết kiệm.

Không bị quá nhiều ràng buộc pháp lí, dễ dàng sử dụng vào nhiều mục đích

Không được tất toán trước hạn.

Tính thanh khoản thấp.

Lãi suất dài hạn chưa cao.

Nội dung trên chứng chỉ tiền gửi

Nội dung trên chứng chỉ tiền gửi

Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi là gì? Có lẽ đây cũng là điều mà nhiều tò mò. Cụ thể theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

  • Ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi
  • Certificate Of Deposit hay còn gọi là Chứng chỉ tiền gửi
  • Một số thông tin về thời gian, thời hạn như: thời gian hiệu lực, ngày phát hành, ngày đáo hạn
  • Ghi rõ loại chứng chỉ tiền gửi gì: chứng chỉ tiền gửi ghi danh hay vô danh
  • Thông tin về giá trị tài chính như: Mệnh giá, % lãi suất, phương thức trả lãi, thời gian trả lãi, nơi thanh toán gốc và lãi, ký hiệu, số seri phát hành chứng chỉ tiền gửi, phiếu trả lãi đi kèm phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số seri, mệnh giá), lãi suất, số tiền lãi nhận được, kỳ hạn nhận lãi.
  • Chống hàng giả chứng chỉ theo thiết kế và in ấn chuẩn
  • Thông tin cá nhân của người mua chứng chỉ tiền gửi:Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại.
  • Thông tin của tổ chức mua chứng chỉ tiền gửi: Tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức.
  • Chữ ký: chữ ký đại diện của ngân hàng hay tổ chức tín dụng
  • Một số thông tin bổ sung minh bạch, hợp pháp

Chứng chỉ tiền gửi có mấy loại

Chứng chỉ tiền gửi có mấy loại

Trên thị trường hiện nay có 3 loại chứng chỉ tiền gửi chính, bao gồm:

STT Loại chứng chỉ tiền gửi Nội dung
1 Chứng chỉ tiền gửi ghi danh
  • Phát hành chứng chỉ
  • Phát hành ghi sổ có ghi danh chủ sở hữu
2 Chứng chỉ tiền gửi vô danh
  • Phát hành chứng chỉ
  • Phát hành ghi sổ không ghi danh chủ sở hữu
  • Quyền sở hữu thuộc người nắm giữ
3 Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ
  • Không chuyển nhượng
  • Bán theo định giá
  • Lãi nhận theo ngày đáo hạn

So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Về bản chất thật thì chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm là cực kỳ khác nhau. Được xác định thông qua việc so sánh các tiêu chí sau. Cùng tìm hiểu nhé.

Các tiêu chí so sánh Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm
Tính thanh khoản Không được phép rút trước hạn.

Điều kiện tối thiểu là ½ kỳ hạn mới có quyền rút.

Đó chỉ là những điều kiện tối thiểu, vẫn còn phải phụ thuộc vào các điều khoản riêng của từng ngân hàng.

Chính vì lí do này đây được đánh giá là nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi khi có tính thanh khoản thấp hơn gửi tiết kiệm.

Được phép rút trước hạn. Tuy khả năng thanh khoản của sổ tiết kiệm cao hơn chứng chỉ tiền gửi nhưng không phải là quá cao.

Bởi vì đây cũng chỉ là văn bản chứng nhận số tiền gửi tại ngân hàng của chủ thể chứ không phải bất kì loại giấy tờ có mệnh giá nào. Nên mặc dù người gửi có thể rút tiền trước hạn quy định nhưng số tiền lãi nhận về không nhiều như đúng hạn.

Kỳ hạn gửi Kỳ hạn gửi của chứng chỉ tiền gửi thường theo quy luật như là: 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng,… tối đa lên đến 84 tháng. Kỳ hạn gửi của sổ tiết kiệm có thể là trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng,… tối đa là 36 tháng
Lãi suất Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi còn phụ thuộc nhiều yếu tố như kỳ hạn và quy định riêng của từng ngân hàng. Nhưng về căn bản thì khá ổn định và ít có biến động, lãi suất cao nhất tại chính chỉ gửi tiền là 9%. Mức lãi suất cao nhất mà bạn có thể nhận được là 6 – 7%.

Các câu hỏi liên quan

Có nên mua chứng chỉ tiền gửi – Rủi ro chứng chỉ tiền gửi

Có nên mua chứng chỉ tiền gửi hay không là điều nhiều người còn băn khoăn. Sau đây cùng chúng tôi điểm qua những ưu thế vượt trội của chứng chỉ tiền gửi nhé.

  • Được hưởng lãi trên số tiền đã mua: Tương đồng với sổ tiết kiệm, quý khách hàng sẽ được hưởng tiền lãi hàng tháng theo số phần trăm quy định trong hợp đồng trên tổng tiền quý khách hàng gửi. Đặc biệt lãi thu về tại chứng chỉ tiền gửi sẽ cao hơn sổ tiết kiệm
  • Được chuyển nhượng: Khi không có nhu cầu sở hữu chứng chỉ tiền gửi nữa, quý khách hàng có thể chuyển nhượng cho người khác, ngân hàng sẽ là trung gian để đối chiếu, xác nhận.
  • Được cho, tặng, biếu, thừa kế, ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành.

Qua những ưu điểm vượt trội của chứng chỉ tiền gửi như giúp khách hàng yên tâm, đáp ứng vốn cho các kế hoạch tương lai, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ mà rủi ro dường như bằng không thì bạn cũng có đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên mua chứng chỉ tiền gửi hay không?”

Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng 2022

Sau đây là thống kê các ngân hàng có lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất, tính đến năm 2022:

  • Thứ nhất: Ngân hàng Viet Capital Bank với lãi suất chứng chỉ tiền gửi là 10,2%
  • Thứ hai: Ngân hàng SCB với lãi suất chứng chỉ tiền gửi là 8,9%
  • Thứ ba: Ngân hàng ABBank với lãi suất chứng chỉ tiền gửi là 8,73%
  • Thứ tư: Ngân hàng VIB với lãi suất chứng chỉ tiền gửi là 8,7%
  • Thứ năm: Ngân hàng SHB với lãi suất chứng chỉ tiền gửi là 8%

Xem thêm:

Kết luận

Giải đáp cho câu hỏi “Chứng chỉ tiền gửi ghi danh là gì?” và cung cấp những thông tin bổ ích xoay quanh dịch vụ gửi tiền sinh lãi. Hy vọng bạn đã có những cái nhìn thông thái để lựa chọn dịch vụ tiết kiệm phù hợp nhất với mình.

Xem thêm:   Đầu Cơ Là Gì? Tất Tần Tật Về Cổ Phiếu Đầu Cơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *