COO Là Gì? COO Và CEO Khác Nhau Như Thế Nào ?

COO La Gi COO Va CEO Khac Nhau Nhu The Nao

COO là gì? Một câu hỏi tu từ mà đối với nhiều người quả thật là mới lạ. Mới nghe thì có vẻ đây là một dạng thuật ngữ chuyên ngành, nhưng đối với những người trong ngành CEO mới hiểu rõ nhất. Tại bài biết dưới đây A Sideway sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ cho thuật ngữ này, nếu bạn có hứng thú thì cùng tìm hiểu nhé.

COO là gì?

Coo la gi

Thuật ngữ được sử dụng mới mục đích chỉ danh chức giám đốc điều hành hay còn gọi là giám đốc tác nghiệp được gọi là COO (Chief Operating Officer được viết tắt là COO). Trong một tổ chức hay bất kì doanh nghiệp nào cũng có CEO và COO cũng vậy, chức vụ này cực kì quan trọng chỉ đứng sau CEO.

Những công việc chính của chief operating officer (COO)

Đưa ra các chiến lược và chính sách hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp.

CEO được ví như con chim đầu đàn, người nắm giữ và vạch ra những kế hoạch cho sự phát triển của doanh nghiệp. Thế nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể quyết đoán mà đứng trước nhiều vấn đề cũng cần tham vấn từ một đối tượng uy tín, đó chính là COO.

Đưa ra các chiến lược và chính sách hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp.

chief operating officer được ví như cánh tay phải đắc lực của CEO, khi mà họ luôn là những người cố vấn những dự án của doanh nghiệp cùng CEO, góp thêm ý tưởng vào những kế hoạch thực án dự án, đưa ra những chiến lược và chính  sách hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó họ cũng luôn là người sẵn sàng hỗ trợ một số việc mà CEO mà không thể làm hết được, bằng cái tâm và cái tầm thì vị trí này luôn được CEO cực kì tin tưởng và tín nhiệm.

Xem thêm:   Bank Teller là gì? Cần Làm Gì Để Trở Thành Một Bank Teller Giỏi

Ban hành và thực hiện các chiến lược do CEO đưa ra.

CEO là lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp hay tổ chức, cũng chính vì thế mà lẽ hiển nhiên thì CEO là cấp trên của COO. Sau khi nhận bất kỳ dự án nào, CEO sẽ đưa ra những chiến lược và hoạch định để thực hiện dự án và đưa xuống cho COO.

Ban hành và thực hiện các chiến lược do CEO đưa ra.

Lúc này chief operating officer có nhiệm vụ là truyền đạt lại những thông tin này cho từng bộ phận có liên quan như Giám đốc tài chính, Giám đốc công nghệ, Giám đốc nhân sự, Giám đốc Marketing, Giám đốc kinh doanh,… thông qua việc mở cuộc họp nội bộ.

Sau khi nhận thông tin và kế hoạch từ chief operating officer thì giám đốc các bộ phận này tiếp tục mở cuộc họp nội bộ của từng bộ phận để thông báo và phân chia công việc xuống cấp dưới. Từ dây chuyền làm việc nhịp nhàng uyển chuyển như vậy mà dự án được thực hiện một cách hiệu quả và thành công là vấn đề thời gian.

Giám sát các hoạt động của Doanh nghiệp và báo cáo lại cho CEO.

Trong quá trình thực hiện dự án thì COO cũng là người có nhiệm vụ mở và điều hành các cuộc họp với giám đốc từng bộ phận nhằm mục đích giám sát và kiểm tra tiến độ công việc có đi theo đúng hướng hay không và đưa ra những kế hoạch mới cho các bước tiếp theo đảm bảo chất lượng công việc luôn tốt và nằm trong tầm kiểm soát, hạn chế hết mức các rủi ro có thể xảy ra.

Giám sát các hoạt động của Doanh nghiệp và báo cáo lại cho CEO.

Giám sát các hoạt động của doanh nghiệp họ cũng đồng nghĩa họ là người thực hiện việc giám sát và quản lý nguồn nhân lực . Sở dĩ nhân sự chính là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. giám đốc vận hành tiến hành phối hợp chặt chẽ với giám đốc các bộ phận để doanh nghiệp phát triển như:

  • Giám đốc vận hành – Giám đốc nhân sự: Sự kết hợp và phối hợp nhịp nhàng giữa họ có ý nghĩa trong việc tuyển dụng nhân sư. Yêu cầu những nhân sự có kiến thức phù hợp với doanh nghiệp, tính chất với dự án cũng như đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính Giám đốc vận hành cũng là người âm thầm quan sát những nhân viên có năng lực làm việc ưu tú để đầu tư phát triển, còn những nhân viên có thái độ và năng lực làm việc không tốt thì thực hiện nhắc nhở, trường hợp nặng nhất là tiến hành đào thải. Nhằm mục đích chung là nhắm đến sự phát triển chung của tập thể.
  • Giám đốc vận hành – Giám đốc tài chính: Sự kết hợp và phối hợp nhịp nhàng giữa họ có ý nghĩa luôn luôn đảm bảo ngân sách lương của nhân viên không vượt quá những chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, tránh trường hợp ngoài tầm kiểm soát gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Xem thêm:   MM YY Là Gì? Công Dụng Của MM YY Trên Thẻ Visa Như Thế Nào?

Tạo nên sự gắn kết của các nhân viên với các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp hay một tổ chức, ngoài những yếu tố khách quan tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp thì yếu tố chủ quan cực kì quan trọng, là cái hồn của doanh nghiệp chính là việc đoàn kết giữa các lực lượng nhân sự. Đây cũng là điều mà lực lượng quản lí cực kì quan tâm trong bất kì doanh nghiệp nào.

Tạo nên sự gắn kết của các nhân viên với các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Trước tiên là một giám đốc điều hành sẽ phân chia rõ nhiệm vụ và mục tiêu chung cho từng bộ phận, để tránh tình trạng nhân viên mơ hồ, không biết mình cần làm việc gì từ đó khiến tình trạng công việc bị trình trệ và mang lại hiệu quả kém.

Bên cạnh đó, nếu như nhân viên mơ hồ không biết mình đang làm gì cho doanh nghiệp sẽ khiến họ không có động lực để phát triển, cống hiến cho doanh nghiệp. Việc COO truyền đạt tư tưởng, công việc đến các nhân viên một cách hiệu quả sẽ khiến họ cảm nhận được vị trí của bản thân, cần làm gì để mang lại sự phát triển của doanh nghiệp.

So Sánh Giữa CEO (Tổng giám đốc) Và COO ( Giám đốc điều hành ).

Để so sánh về 2 vị trí này, chúng ta cần điểm qua một số yếu tố:

  • CEO là viết tắt của Chief Executive Officer còn COO là viết tắt của  Chief operations officer.
  • Với Chief Executive Officer có vị trí là giám đốc điều hành hay có cái tên quen thuộc hơn là tổng giám đốc và cũng là cấp trên của không chỉ COO mà còn rất nhiều bộ phận khác, được xem như là con rắn đầu đàn của công ty trong khâu quản lí, kinh doanh và nhiều hạng mục lớn trong doanh nghiệp.
  • Ở một số công ty hoặc doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể sẽ không có COO – giám đốc điều hành. Khác với chức vụ giám đốc điều hành thì ở bất kì doanh nghiệp nào cũng phải có vị trí trí giám đốc điều hành hay có cái tên quen thuộc hơn là tổng giám đốc. Trong một doanh nghiệp nếu tồn tại cả hai chức vụ này thì tương đương với việc giám đốc điều hành chính là cấp dưới, là cánh tay phải đắc lực của Tổng giám đốc trong nhiều công việc cũng như lĩnh vực khác nhau.
Xem thêm:   Platinum Là Gì? Ứng Dụng Của Platinum Trong Cuộc Sống

Làm sao để trở thành một COO?

Làm sao để trở thành một COO?

Bên cạnh đó để trở thành giám đốc kinh doanh cần có những tiêu chuẩn sau:

  • Kinh nghiệm làm việc ít nhất là 15 năm
  • Bằng cấp: Bằng cấp là yếu tố cơ bản đòi hỏi, cần yêu cầu những bằng cấp liên quan đến kinh doanh hoặc một số môn liên quan như cử nhân khoa kinh doanh, văn bằng, bằng MBA

Cần rất nhiều yếu tố để trở thành một giám đốc điều hành, cùng chúng tôi tìm hiểu đó là những gì nhé:

  • Nhà lãnh đạo vượt trội: Để trở thành một cánh tay đắc lực của Tổng giám đốc đòi hỏi một giám đốc điều hành phải sở hữu năng lực lãnh đạo, không chỉ vậy năng lực lãnh đạo của họ cũng phải vượt trội, lỗi lạc và được lòng mọi người.
  • Nhà lãnh đạo vượt trội là người đưa ra phương hướng và các kế hoạch dự định cho doanh nghiệp từ đó vạch ra mục tiêu cho các bộ phận, nhân viên của mình. Cho nhân viên của mình biết họ cần làm gì để doanh nghiệp, tạo nguồn động lực để họ đóng góp chất xám.

Một nhà lãnh đạo giỏi là người được cấp dưới công nhận và nể phục thông qua tác phong lãnh đạo, những hành động và lời nói khiến người khác tâm phục khẩu phục. Nhà lãnh đaọ thường không chỉ giỏi về mãng lãnh đạo mà họ còn hiểu rõ về từng bộ phận, dây chuyền làm việc vì sở dĩ họ cũng đi lên từ những nhân viên ưu tú.

Xem thêm:   Perfect Money Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Perfect Money 2022

to chat cua mot coo

Giám đốc điều hành để trở thành nhà lãnh đạo vượt trội cần trau dồi và phát huy năng lực vượt trội, nhận thức và đạo đức tốt, bên cạnh đó những phẩm chất con người luôn đúng với chuẩn mực xã hội thì mới tạo thành tấm gương cho cấp dưới noi theo và tạo động lực cho người khác phấn đấu.

Khéo ăn khéo nói có được thiên hạ:

  • Đồng nghĩa với việc một giám đốc điều hành giỏi cần trau dồi năng lực giao tiếp tốt nhằm truyền đạt thông tin đến các bộ phận trong doanh nghiệp một cách chính xác và chi tiết nhất.
  • Mặt khác giám đốc điều hành còn có thể tiếp xúc với các đối tác và khách hàng, với khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ lấy lòng được đối tác tiềm năng, nắm bắt tâm lý khách hàng, đưa về cho doanh nghiệp những hợp đồng có giá trị.
  • Ngoài ra khả năng giao tiếp tốt, giúp cho COO nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó bắt được nhu cầu thị trường và đưa ra những hoạch định về xây dựng sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt.

Chuyên gia xử lý khủng hoảng:

  • Khủng hoảng là một điều mà không bất kì doanh nghiệp và nhà kinh doanh nào mong muốn. Thế nhưng khi không may gặp phải khủng hoảng thì giám đốc điều hành chính là người đứng ra xử lý.
  • Bằng những kỹ năng của mình, giám đốc sẽ thực hiện việc xử lý khủng hoảng bằng cách làm việc với những bên liên quan, có thể là khách hàng, đối tác hoặc chính cấp dưới của mình.
  • Xử lí khôn khéo, luôn làm việc với tiêu chí “nhân viên sai thì không nên mắng, khách hàng sai thì phải hiểu khách hàng luôn đúng” . Để dù ở trường hợp nào cũng giữ được mối quan hệ giữa người với người luôn tốt, giám đốc điều hành cũng giống làm dâu trăm họ, chất xúc tác để hòa hoãn căng thẳng và thúc đẩy sự đoàn kết.
Xem thêm:   Dịch Vụ A-Transfer Của Agribank Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Và Sử dụng

Khả năng làm việc độc lập và sáng tạo: Trên thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn là vấn đề nóng, để doanh nghiệp mình phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có những sản phẩm dịch vụ độc đáo, sáng tạo hơn hẳn. Đó cũng chính là yêu cầu mà nhà kinh doanh phải có – Khả năng làm việc độc lập và sáng tạo.

Kỹ năng quản trị con người và làm việc nhóm hiệu quả: Khả năng quản trị con người và làm việc nhóm là yếu tố tất yếu của một giám đốc điều hành, vì đối tượng làm việc chính của họ là những bộ phận trong doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa COO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO Là Gì?

  • CEO là tên viết tắt của (CHIEF EXECUTIVE OFFICER): GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
  • CFO là tên viết tắt của (CHIEF FINANCIAL OFFICER): GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
  • CPO là tên viết tắt của (CHIEF PRODUCTION OFFICER): GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
  • CCO là tên viết tắt của (CHIEF CUSTOMER OFFICER): GIÁM ĐỐC KINH DOANH
  • CHRO là tên viết tắt của (CHIEF HUMAN RESOURCES OFFICER): GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
  • CMO là tên viết tắt của (CHIEF MARKETING OFFICER): GIÁM ĐỐC MARKETING

Kết luận

Qua bài viết này, chúng tôi đã tiến hành giải đáp “COO là gì?” và COO và CEO khác nhau như thế nào ?. Cùng một số thông tin liên quan. Hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích.

Xem thêm:   Ttr Là Gì? 5 Bước Thanh Toán Quốc Tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *