Lãi Suất Cơ Bản Là Gì? Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Lãi Suất Cơ Bản 2022

Lai Suat Co Ban La Gi Vai Tro Va Y Nghia Cua Lai Suat Co Ban 2022

Nếu bạn tìm hiểu về ngành tài chính – ngân hàng thì bạn sẽ nghe tới lãi suất cơ bản. Đây chính là con số mà bất cứ ai cũng cần nắm rõ để thực hiện quá trình vay tiền được thuận lợi. Vậy lãi suất cơ bản là gì? Để giải đáp những thắc mắc này, bài viết sau đây A Sideway sẻ chia sẻ những thông tin mà bạn cần biết về lãi suất cơ bản.

Lãi Suất Cơ Bản Là Gì?

Lãi suất cơ bản là gì, thì đây là lãi suất ở mức thấp nhất được áp dụng tại những ngân hàng thương mại, dành cho các khách hàng vay tiền với nhu cầu vay ngắn hạn.

Vì các khách hàng tốt nhất của ngân hàng có rất ít khả năng vỡ nợ nên ngân hàng có thể tính lãi suất cho họ với tỷ lệ thấp hơn, so với tỷ lệ được tính cho các khách hàng có khả năng vỡ nợ cao khi vay tiền.

Lãi Suất Cơ Bản Là Gì?

Lãi suất cơ bản là một loại công cụ có tác dụng điều khiển chính sách tiền tệ và chỉ được áp dụng cho Việt Nam Đồng. Lãi suất cơ bản được dùng làm cơ sở để ấn định các mức lãi suất phát sinh cho các loại dịch vụ tín dụng khác của ngân hàng.

Dù cho không được liệt kê cụ thể, lãi suất cơ bản vẫn là cơ sở chính để bên cho vay xác định và tham chiếu các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân đi vay tín chấp hay vay thế chấp.

Lãi suất cơ bản luôn được Ngân hàng Nhà nước quyết định dựa trên các yếu tố:

  • Lãi suất thị trường của liên ngân hàng
  • Lãi suất nghiệp vụ với thị trường mở của ngân hàng trung ương
  • Lãi suất huy động vốn đầu tư đến từ các tổ chức tín dụng
  • Xu hướng biến động cung – cầu
  • Tình hình kinh tế trong nước
Xem thêm:   Msb Bank Là Ngân Hàng Gì? Maritime Bank Có Uy Tín Không?

Vai trò cốt lõi của lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản không những tạo điều kiện cho khách hàng là tổ chức hay cá nhân vay tiền trả góp số tiền lớn với mức lãi thấp mà còn đóng vai trò cốt lõi. Vậy vai trò cụ thể của lãi suất cơ bản là gì?

Lãi suất cơ bản chính là căn cứ ấn định lãi suất kinh doanh cho các tổ chức tín dụng khác. Theo quy định của chính phủ, các tổ chức tín dụng mỗi khi cho vay đều phải lấy lãi suất cơ bản để làm cơ sở đưa ra mức lãi suất cho vay thích hợp. Thế nhưng, các tổ chức tín chỉ được phép cho vay với mức lãi suất là 0,75% một tháng.

Vai trò cốt lõi của lãi suất cơ bản

Mức lãi suất cơ bản luôn bị ảnh hưởng bởi lãi suất của thị trường ngân hàng, thế nên các tổ chức tín dụng sẽ dựa vào lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương để ấn định mức lãi cho vay. Thông thường, các khách hàng không được phép cho vay với lãi vượt quá 1,5 lần.

Lãi suất cơ bản cũng được dùng để tham chiếu và bồi thường các rủi ro khi xảy ra cho bên cho vay. Để quá trình vay vốn có thể diễn ra suôn sẻ, đáp ứng được nhu cầu tài chính và khả năng trả nợ của mỗi cá nhân hay mỗi tổ chức, các ngân hàng sẽ dựa vào mục đích vay cũng như khả năng trả nợ của cá nhân hay tổ chức mà định ra mức lãi suất phù hợp.

Xem thêm:   Số Cif Là Gì? Mã Số Cif Là Gì?

Đối với những cá nhân hay các tổ chức được đánh giá có khả năng vỡ nợ thấp, thì phía ngân hàng sẽ tính mức lãi suất thấp hơn. Ngược lại, với những cá nhân hay các doanh nghiệp có khả năng vỡ nợ cao thì ngân hàng sẽ tính mức lãi suất cao hơn.

Đặc biệt, lãi suất cơ bản sẽ được lấy làm chi phí bồi thường rủi ro và người đi vay sẽ phải chịu khoản này. Đây cũng chính là cơ sở xác minh uy tín để ngân hàng có thể nắm rõ lịch sử tín dụng của người đi vay một cách chi tiết nhất.

vai tro lai suat

Phần lớn các khoản lãi suất đều được tính toán dựa trên sự thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức giới hạn theo quy định hiện hành của pháp luật. Vì vậy, lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương chỉ còn được áp dụng phổ biến trong phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước, cũng như một số tổ chức tín dụng khác.

Ý Nghĩa Của Lãi Suất Cơ Bản

Cơ sở để các tổ chức tín dụng có thể điều chỉnh lãi suất kinh doanh

Pháp luật hiện hành quy định các tổ chức tín dụng sẽ lấy lãi suất cơ bản làm cơ sở để ấn định lãi suất kinh doanh, cụ thể là việc điều chỉnh lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng không được vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản. Việc giới hạn về mức lãi suất cho vay giúp nhà nước có thể kiểm soát tình trạng cho vay nặng lãi hay còn gọi là tín dụng đen.

Xem thêm:   Số Dư Khả Dụng Là Gì? Số Dư Khả Dụng Và Hiện Tại Khác Gì ?

Cơ sở để các tổ chức tín dụng có thể điều chỉnh lãi suất kinh doanh 

Người vay cũng có thể dựa vào đó để kiểm tra mức lãi suất mình đang vay có phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hay không. Không chỉ vậy, những ngân hàng thương mại sẽ dựa vào lãi suất cơ bản để điều chỉnh lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi).

Lãi suất cơ bản tăng cũng kéo theo lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng, cũng như ngược lại. Ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm xây dựng phương hướng hoạt động, cũng như bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Cơ sở tham chiếu và bồi thường rủi ro dành cho bên cho vay

Khi xảy ra những tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán như chậm trả tiền, thì mức bồi thường sẽ được tính dựa trên nguyên tắc sau: Bên chậm trả tiền phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng trung ương công bố, tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác.

Không chỉ vậy, nguyên tắc này sẽ luôn được áp dụng trong quan hệ mua bán và vay mượn, cũng như trong nhiều lĩnh vực khác dựa theo quy định của luật Dân sự.

Công cụ tiền tệ vĩ mô

Lãi suất cơ bản còn được nhà nước sử dụng như một công cụ để điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm hướng đến những mục tiêu bao gồm ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng và định hướng hoạt động tín dụng.

Xem thêm:   Chip EMV Là Gì? Tại Sao Nên Dùng Thẻ Chip Điện Tử EMV

Ví dụ vào tháng 11 năm 2009, ngân hàng Anh quốc (một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế giới) đã công bố mức lãi suất cơ bản là 1,5% một năm, mức lãi suất cơ bản thấp nhất trong suốt lịch sử hoạt động 315 năm của mình. Đây là một biện pháp cực kỳ mạnh mẽ để phục hồi tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nước Anh lúc bấy giờ.

Công cụ tiền tệ vĩ mô

Lãi suất cơ bản còn là tín hiệu để các chuyên gia và các nhà đầu tư nhận biết chính sách tiền tệ mở rộng để chống suy thoái (lãi suất cơ bản giảm), hay thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát (lãi suất cơ bản tăng).

Dựa vào cơ sở đó, những ngân hàng thương mại sẽ điều chỉnh mức lãi suất riêng để phù hợp nhất với tình trạng hoạt động của nền kinh tế và mỗi ngân hàng.

Yếu tố quyết định đến biến động giá cả chứng khoán

Vì lãi suất cơ bản có ảnh hưởng lớn tới sự biến động của lãi suất cho vay, cũng như lãi suất huy động nên lãi suất cơ bản cũng là yếu tố quyết định đến giá cả trên thị trường chứng khoán.

Yếu tố quyết định đến biến động giá cả chứng khoán

Lúc các nhà đầu tư đi vay tiền của công ty chứng khoán theo hình thức ký quỹ, nếu lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất cho vay sẽ tăng theo, dẫn đến sự tăng chi phí mua chứng khoán, và các hà đầu tư sẽ rơi vào tình thế bất lợi.

Ngược lại, nếu như lãi suất cơ bản giảm, các nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ ký quỹ với mức vay thấp hơn, lượng cầu chứng khoán có thể sẽ tăng, và giá chứng khoán tăng, cũng là tín hiệu tốt đối với giới đầu tư.

Xem thêm:   Thẻ Timo Là Gì? Những Ưu Điểm Nổi Bật Của Ngân Hàng Timo

Quy Định Pháp Luật Về Lãi Suất Cơ Bản

Quy Định Pháp Luật Về Lãi Suất Cơ Bản

Bộ Luật Dân sự 2015 tại Điều 468 quy định về lãi suất cơ bản như sau:

Lãi suất vay phải do các bên thỏa thuận.

  • Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20% một năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp có liên quan quy định khác.
  • Trong trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn đã được quy định tại khoản này, thì mức lãi suất vượt quá này sẽ không có hiệu lực.

Với trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất, lãi suất sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 tại thời điểm trả nợ.

Lãi suất cơ bản ngân hàng nhà nước

Lãi suất cơ bản ngân hàng nhà nước

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản được đưa ra dựa trên chính sách tiền tệ và phê duyệt đối với những khách hàng muốn vay trong thời gian ngắn hạn. Ngoài ra, mức lãi suất sẽ được áp dụng theo từng đơn vị tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Dưới đây là thông tin chi tiết về mức lãi thấp nhất tại các ngân hàng hiện nay:

  • Lãi suất cơ bản được Nhà nước quy định lần đầu tiên là 8%, bắt đầu được áp dụng từ ngày 2 tháng 8 năm 2000. Các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất vượt quá mức 0,3 đến 0,5%/ tháng so với lãi suất cơ bản.
  • Đến giữa năm 2008, chính phủ ban hành quyết định mức lãi suất cơ bản là 14% một năm. Điều này cũng có nghĩa các tổ chức tín dụng có thể đưa ra lãi suất cho vay là 21%/năm.
  • Theo Điều 1, quyết định 2868/QĐ của Ngân hàng nhà nước vào năm 2010 thì mức lãi suất cơ bản tính bằng Việt Nam Đồng là 9.0%/năm. Tất cả lãi suất cơ bản tại các ngân hàng tư nhân như TPBank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank cùng với hơn 30 ngân hàng lớn nhỏ đều phải thông qua Ngân hàng nhà nước mới được áp dụng mức lãi chính thức.
  • Hiện nay, lãi suất thấp được Ngân hàng trung ương thông qua quyết định 402/TB – NHNN bắt đầu áp dụng từ ngày 1 tháng 11 năm 2010. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu là 6%/năm dành đối với các tổ chức tín dụng.
Xem thêm:   Payoo Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Và Thanh Toán Trên Payoo

Bên cạnh đó, lãi suất áp dụng cho thanh toán điện tử và thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ là 8%/năm, áp dụng cho tất cả các Ngân hàng.

Tổng Kết

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc lãi suất cơ bản là gì, vai trò và mức lãi áp dụng tại các ngân hàng ở Việt Nam. Qua bài viết này, hy vọng có thể giúp bạn có được những thông tin thật sự giá trị để tìm được cho mình nơi vay uy tín và nhanh chóng, với lãi suất tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *