OTC Là Gì Và Những Đặc Trưng Nổi Bật Của Sàn Giao Dịch OTC

Sàn OTC là gì?
  • Bunz

OTC là gì? Thị trường OTC là gì và có điểm nào đặc trưng so với những loại thị trường khác? Hay nhà đầu tư sẽ cần làm gì để thực hiện các giao dịch mua bán hợp pháp trên sàn giao dịch OTC? Chắc hẳn, đây sẽ là thắc mắc chung của khá nhiều người khi mới bước đầu tìm hiểu về thị trường Crypto.

Vậy nên ngay trong bài viết sau đây, A Sideway sẽ chia sẻ toàn bộ những thông tin chi tiết về sàn OTC. Từ đó, giúp giới đầu tư có được cái nhìn bao quát nhất về loại sàn giao dịch này.

Sàn OTC là gì và cách hiểu đúng nhất về thị trường giao dịch OTC

Thực ra, OTC chính là tên viết tắt của cụm từ Over-the-Counter. Theo đó, đây vốn là một trong những hình thức giao dịch tiền tệ, chứng khoán hay crypto giữa các nhà đầu tư với nhau nhưng lại không phải chịu sự giám sát hay thông qua của bất kỳ loại sàn giao dịch nào khác.

Chi tiết hơn, để hiểu rõ hơn về khái niệm OTC là gì, bạn sẽ có thể hình dung theo cách đây sẽ chính là sự giao dịch trực tiếp giữa hai bên. Một bên là phía tổ chức hay doanh nghiệp, người sẽ đứng ra để mua hoặc bán trực tiếp cho đối tác giao dịch trực tiếp của họ.

Trong các giao dịch OTC, cả hay bên sẽ cùng thống nhất về một mức giá giao dịch chung. Sau đó, lần lượt thực hiện quy trình chuyển giao tài sản từ tiền pháp định sang cổ phiếu, tiền điện tử hoặc chuyển giao các loại tiền điện tử khác loại với nhau.

Như vậy, với thắc mắc sàn OTC là gì, câu trả lời đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhất đó chính là giao dịch được diễn ra theo sự đồng thuận của hai bên về cả giá cả, tài sản lẫn phương thức giao dịch.

OTC là gì và cách hiểu đúng nhất về thị trường OTC
OTC là gì và cách hiểu đúng nhất về thị trường OTC

OTC Market là gì? Những lĩnh vực nào được triển khai theo thị trường OTC?

Như đã làm rõ trong phần trước, OTC chính là dạng giao dịch trực tiếp với sự đồng thuận giữa hai bên. Đây vốn là kiểu giao dịch khá phổ biến vì thế cũng sẽ có rất nhiều loại thị trường OTC đã và đang được cung cấp.

Xem thêm:   Sàn DEX là gì và lý do nên đầu tư trong năm mới 2022?

Cụ thể, bất kỳ những sản phẩm hay dịch vụ nào có thể được sử dụng để trao đổi hay mua bán giữa các bên đều có thể  thực hiện các giao dịch OTC. Bên cạnh đó, cũng sẽ có sự xuất hiện của những nhà tạo lập sàn OTC.

Theo đó, thị trường OTC đã và đang được triển khai ở các lĩnh vực như:

  • Thị trường OTC trong lĩnh vực chứng khoán như Pink Open Market,…
  • Thị trường OTC trong lĩnh vực tiền điện tử và MuaBanCrypto.vn là một ví dụ điểm hình
  • Thị trường OTC trong lĩnh vực thuốc, dược phẩm như Pfizer, Johnson and Johnson,…

Ngoài ra, trên thế giới sẽ còn rất nhiều những loại thị trường OTC khác nhau với đa dạng các lĩnh vực. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này A Sideway sẽ chỉ khai thác chi tiết về thị trường tiền điện tử Cryptocurrency.

Cổ phiếu OTC là gì và sở hữu điểm đặc trưng nào?

Cổ phiếu OTC hay còn được hiểu là cổ phiếu giao dịch Over-the-counter. Đây vốn là dạng cổ phiến của những công ty cổ phần chưa thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HSX và HNX

Ngoài ra, cổ phiếu OTC chưa được đăng ký giao dịch Upcom thường sẽ tồn tại dưới hai dạng sau đây:

  • Cổ phiếu đã có mã lưu ký: Với dạng này, cổ phiếu sẽ được quản lý chính thức bởi Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có tên viết tắt là VSD
  • Cổ phiếu chưa có mã lưu ký: Dạng cổ phiếu này sẽ được quản lý bởi phòng quản lý cổ đông của chính công ty đó hoặc công ty chứng khoán chuyên quản lý về sổ cổ đông.
Xem thêm:   Sàn Huobi là gì? Bật mí những thông tin hữu ích khi sử dụng

Cổ phiến OTC và đặc điểm nổi bật

OTC Market là gì và đánh giá chi tiết về đặc điểm hoạt động

Đánh giá về những điểm đặc trưng nổi bật của sàn OTC hay nhận biết về các ưu, nhược điểm đặc trưng sẽ là việc giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về loại thị trường đặc biệt này.

Ưu điểm của sàn giao dịch OTC

Xét về những thế mạnh đặc biệt, OTC đang sở hữu một số những tiềm năng vô cùng lớn như:

  • Mức giá được nhận xét là tốt hơn so với các loại sàn giao dịch khác
  • Tại sàn OTC, người dùng sẽ không phải chịu phí giao dịch
  • Sàn OTC sở hữu nhiều những điểm đặc trưng phù hợp hơn cho giới đầu tư có quy mô không quá lớn
  • Một số loại sàn được trang bị tính năng dịch tự đồng hóa vì thế sẽ có thể tiếp cận được số lượng lớn các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Một số điểm hạn chế của sàn OTC

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, sàn OTC vẫn còn đó một số những nhược điểm chưa thể khắc phục được. Bao gồm như:

  • Vào một số thời điểm, tỷ lệ trượt giá tại sàn OTC là khá cao
  • Không những vậy, một số loại sàn OTC được lập ra với mục tiêu lừa đảo các nhà đầu tư. Vậy nên đây được xem là điểm yếu ảnh hưởng khá nhiều đến sự an toàn khi tham gia giao dịch của người dùng.

Đánh giá ưu nhược điểm của sàn OTC

Sàn OTC và Upcom là gì? So sánh sự khác biệt

Ngoài sự khác biệt về bản chất khi sàn OTC là loại sàn giao dịch phi tập trung, trong khi đó sàn Upcom lại là nơi tập trung các loại cổ phiếu chưa niêm yết. Hai sàn giao dịch này vẫn tồn tại một số những điểm khác biệt đặc trưng khác, bao gồm như:

Hình thức giao dịch cổ phiếu

Nếu như tại thị trường OTC, các nhà đầu tư cần phải thực hiện tìm kiếm thông tin qua các forum, hội nhóm hay môi giới. Tại sàn giao dịch Upcom, người dùng có thể trực tiếp đặt lệnh mua bán.

Xem thêm:   Sàn DBay Exchange Tiếp Tục Thu Hút Khách Hàng Thông Qua Chương Trình Ưu Đãi Tháng 4

Vậy nên nếu nhìn nhận một cách khách quan, phương thức giao dịch trên thị trường OTC có sự phức tạp và khó khăn hơn đôi chút khi so sánh với thị trường Upcom.

Cách định giá và niêm yết cổ phiếu

Cách định giá hay niêm yết giá trên thị trường cũng là khía cạnh tồn tại sự khác biệt giữa sàn Upcom và OTC.

Theo đó, tại OTC, giá cổ phiếu sẽ không được công khai thay vào đó chỉ có hai bên đối tác thống nhất giá cả với nhau thông qua thỏa thuận.

Tuy nhiên, theo quy luật ngẫu nhiên, người mua và người bán đều sẽ có những mong muốn về giá khác nhau. Vì thế, việc giao dịch trên sàn OTC dẫn đến việc xác định sai giá trị thật của cổ phiếu. Từ đó, dễ gây ra những biến động lớn trên thị trường về vấn đề giá cả.

Trong khi đó, với cơ chế hoạt động của sàn Upcom, vấn đề về giá sẽ được niêm yết một cách công khai, minh bạch. Vì thế, giá trị cổ phiếu trên sàn Upcom sẽ được xác định chuẩn xác dựa trên quy luật cung cầu trong kinh tế.

Rủi ro trong các giao dịch

Mức độ rủi ro khi tiến hành giao dịch trên hai loại thị trường này cũng sẽ sở hữu nhiều điểm khác nhau. Cụ thể, về bản chất giá cả hay phương thức thanh toán khi giao dịch trên sàn OTC đều sẽ theo thỏa thuận giữa hai bên và không được cơ quan chức năng quản lý.

Do đó, nếu có xảy ra sự cố hay các vấn đề phát sinh không mong muốn, nhà đầu tư sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn.

Trong khi đó, sàn Upcom lại nhận được sự quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội dưới hình thức tập trung. Vậy nên các giao dịch chứng khoán đều sẽ thông qua sàn. 

Xem thêm:   Sàn Kucoin là gì và cách sử dụng sàn chi tiết từ A – Z

Từ đó, dẫn đến mức độ rủi ro các nhà đầu tư có thể gặp phải khi giao dịch trên sàn Upcom cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với OTC.

sàn OTC và Upcom là gì và so sánh sự khác biệt

Mức lợi nhuận nhận được

Với cơ chế hiện tại của sàn OTC, nhà đầu tư hoàn toàn có khả năng sẽ mua được cổ phiếu với mức giá rẻ hơn so với giá thị trường. Vì thế, trong trường hợp này mức lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi giao dịch trên sàn OTC sẽ có phần cao hơn so với giá niêm yết tại Upcom.

Trái lại, cũng sẽ có trường hợp nhà đầu tư phải mua với mức giá thấp hơn giá niêm yết. Vậy nên trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ chỉ được hưởng mức lợi nhuận ở mức thấp.

Tổng hợp các phương thức giao dịch OTC phổ biến nhất

Bản chất cốt lõi của các giao dịch OTC chính là nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Bởi lẽ, giao dịch này sẽ được tiến hành khi bên mua và bên bán có sự đồng thuận, thống nhất với nhau về những vấn đề liên quan đến giao dịch.

Theo đó, giới đầu tư sẽ có thể tìm hiểu thông tin và tiến hành mua bán với những cách như sau:

  • Sử dụng các dịch vụ mua giới được cung cấp bởi công ty chứng khoán
  • Mua bán thông qua sự giới thiệu của những người quen biết
  • Giao dịch thông qua môi giới chứng khoán
  • Giao dịch được tiến hành thông qua những công ty phát hành chứng khoán của các bên đang tham gia mua hoặc bán.

Giới thiệu top 3 sàn giao dịch OTC nổi tiếng nhất tại Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng các sàn giao dịch trong và ngoài nước triển khai theo hình thức giao dịch OTC là không ít. Tuy nhiên, trong số đó, 3 thương hiệu được xem là nổi tiếng hơn cả đó là:

Xem thêm:   Sàn Remitano – Nơi Giao Dịch Chất Lượng Cho Giới Đầu Tư

SanOTC.com

SanOTC.com là sàn giao dịch theo hình thức OTC sở hữu số năm hoạt động kết hợp cùng kinh nghiệm vô cùng dày dặn. 

Bởi lẽ, SanOTC.com đã chính thức được ra mắt kể từ tháng 12/2006 với hình thức kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ mua, bán cổ phiếu trên nền tảng website của chính mình.

Qua nhiều năm hoạt động, OTC đã vươn mình và chiếm lĩnh vị trí Top 1 trong số các sàn giao dịch OTC lớn và chất lượng nhất tại Việt Nam.

Theo đó, đơn vị này đã có đến hơn 250.000 nhà đầu tư tham gia giao dịch đều đặn mỗi tháng. Đồng thời, số user mới mỗi ngày cũng liên tục tăng lên khi trung bình mỗi ngày đều có hơn 2000 user mới thực hiện đăng ký tài khoản.

Vndirect.com.vn

Khi nhắc đến những sàn giao dịch OTC nổi tiếng bậc nhất tại nước ta, chắc hẳn Vndirect.com.vn sẽ là cái tên không thể không nhắc đến. Bởi lẽ, đây vốn là một trong những công ty chứng khoán sở hữu chất lượng hàng đầu trên sàn HOSE và HNX.

Không những vậy, tính đến thời điểm hiện tại, sàn giao dịch này còn sở hữu được khối lượng tài sản lên 15.000 tỷ đồng. Đồng thời, số lượng khách hàng mỗi ngày của họ có thể lên đến 1.000.000. Vậy nên Vndirect là cái tên đầy nổi bật trong thị trường OTC.

Lợi ích khi đầu tư Vndirect.vn

Vietstock.vn

Với chức năng chuyên theo dõi các thông tin chứng khoán ở thị trường tập trung và phi tập trung. Do đó, với Vietstock.vn, người dùng sẽ có thể liên tục tìm hiểu hay cập nhật các thông tin chuyên sâu về thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, Vietstock.vn còn tích hợp sẵn khá nhiều những công cụ tài chính đặc biệt vì thế sẽ có thể hỗ trợ nhà đầu tư tham gia và tìm hiểu kỹ hơn về thị trường OTC.

Nên hay không nên giao dịch tiền ảo tại thị trường OTC?

Trên thực tế, bất kỳ hình thức giao dịch nào cũng đều sẽ sở hữu ưu và nhược điểm riêng. Vậy nên với thắc mắc có nên tham gia giao dịch tại thị trường OTC, mỗi nhà đầu tư đều sẽ có những câu trả lời riêng cho mình.

Xem thêm:   ERC20 Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Ví ERC20

Theo đó, những lý do phổ biến nhất khi lựa chọn thị trường OTC thường sẽ là:

  • Tại các sàn giao dịch tập trung, mức phí giao dịch thường sẽ cao hơn khá nhiều so với thị trường OTC. Không những vậy, sự biến động của thị trường khi xuất hiện các giao dịch bất thường tại các sàn tập trung cũng có thể khiến cho các hoạt động mua, bán của bạn bị ảnh hưởng.

Có nên chọn giao dịch tại thị trường OTC?

Vậy nên việc lựa chọn tham gia vào thị trường OTC sẽ có thể hạn chế được nhiều vấn đề xảy ra liên quan đến biến động thị trường hay phí giao dịch.

  • Nếu so sánh với thị trường tập trung, thị trường OTC thường sẽ sở hữu những loại chứng khoán với khả năng thanh khoản không cao. Vậy nên, điều này cũng được xem là ẩn chứa khá nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Thế nhưng bù lại mức lợi nhuận nhận được cũng sẽ tiềm năng và hấp dẫn hơn rất nhiều.
  • Bản chất giao dịch trên thị trường OTC chính là sự thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và người bán. Vậy nên sẽ không có bất kỳ thế lực nào có thể tác động đến các vấn đề liên quan đến giao dịch giữa hai bên.

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được các thông tin như sàn OTC là gì? Cổ phiếu OTC là gì và sở hữu chức năng nào? Đồng thời, khám  phá được những lý do nên lựa chọn giao dịch tiền ảo tại thị trường OTC. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhằm giúp bạn trở thành những nhà đầu tư thông minh và tiềm năng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *