Wrapped Token Là Gì? Tổng Quan Về Wrapped Token Và Bí Kíp Đầu Tư

Wrapped Token Là Gì? Tổng Quan Về Wrapped Token Và Bí Kíp Đầu Tư
  • Bunz

Trong thời gian gần đầy, khái niệm Wrapped Token là gì đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía các nhà đầu tư. Đồng thời, xu hướng đầu tư thế nào để an toàn, hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi cũng sẽ là các thông tin quan trọng và nhận được lượng tìm kiếm rất lớn.

Vậy thực hư đồng Coin này có giá trị cùng tính năng hoạt động thế nào? Bên cạnh đó, khi lựa chọn đầu tư vào loại coin này những người tham gia sẽ được hưởng lợi ích đặc biệt nào?

Hãy cùng A Sideway giải mã trọn vẹn những vấn đề kể trên ngay trong bài viết sau đây nhé!

Wrapped Token là gì và những thông tin tổng quan

Nếu bạn là một người đã và đang tham gia đầu tư vào thị trường Crypto, chắc hẳn cũng đã có đôi lần cảm thấy khó chịu về cách thức vận hành giữa những nền tảng Blockchain khác nhau.

Bởi lẽ, mỗi Blockchain riêng biệt đều sẽ hoạt động một cách độc lập và hoàn toàn không có sự tương tác, qua lại lẫn nhau. Nguyên nhân cho tình trạng này là do sự thiếu hụt chuỗi chéo giữa các Blockchain.

Vậy nên đó cũng chính là lý do khiến cho Wrapped Token được nghiên cứu và cho ra đời.

Wrapped Token là gì?

Sở hữu nguyên nhân hình thành vô cùng đặc biệt, Wrapped Token được kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng hiện đại và có thể phần nào giúp cho thị trường giao dịch Crypto trở nên hiệu quả hơn.

Xem thêm:   Genopets Là Gì? Cách Kiếm GENE Hiệu Quả Nhất 2022

Theo đó, Wrapped Token được định nghĩa là một loại tiền mã hóa nhưng lại được gắn với giá trị của một loại tiền khác theo tỷ lệ quy định là 1:1. Khái niệm này nghe qua tưởng chừng khá phức tạp thế nhưng nếu hiểu theo cách đơn giản thì Wrapped Token có chức năng như một cầu nối liên kết các Blockchain khác nhau.

Wrapped Token là gì?

Bởi lẽ, loại Token này sẽ có thể lưu thông và tham gia vào các giao dịch trên những nền tảng Blockchain khác nhau. Trong khi đó, với những loại tiền mã hóa khác thì điều này là hoàn toàn bất khả thi vì lỗi tương thích.

Ngoài ra, vì mỗi một nền tảng Blockchain là mỗi một hệ thống riêng biệt và không có sự thống nhất, kết nối với nhau. Chính vì lẽ đó, Wrapped Token được triển khai với mục đích tạo ra hoặc tăng cường thêm những tương tác qua lại giữa các chuỗi chéo trong Blockchain.

Đồng thời, phần nào hỗ trợ được những giao dịch của các khối được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Wrapped Token hoạt động thế nào?

Đối với cách thức hoạt động của Wrapped Token, sự giám sát của một bên nhất định để nắm giữ số lượng tài sản có giá trị tương đương với Wrapped Token sẽ là sự yếu tố vô cùng quan trọng.

Wrapped Token hoạt động thế nào?

Theo đó, bên giám sát sẽ có thể là ví đa chữ ký, doanh nhân, DAO, các tổ chức hoặc cũng có thể là những dạng của hợp đồng thông minh. Trên thực tế, dạng Wrapped Token phổ biến và dễ dàng nhận diện nhất đó chính là phiên bản Bitcoin được thực hiện Token hóa ngay trên Ethereum, WBTC.

Xem thêm:   Stellar (XLM) Là Gì? Hệ Thống Những Tính Năng Nổi Bật Của XLM Coin

Bởi lẽ, WBTC sẽ chính là dạng Token ERC-20 và được neo vào đồng Bitcoin theo tỷ lệ 1:1. Do đó, điều này sẽ cho phép người dùng được sử dụng BTC một cách hiệu quả nhất ngay trên mạng lưới của Ethereum.

Vậy quy trình để tạo ra Wrapped Token sẽ được thực hiện thế nào? Quá trình tạo ra WBTC thường sẽ được bắt đầu bằng việc một tổ chức hay một doanh nhân phát sinh nhu cầu gửi BTC để đúc.

Vậy nên, ngay sau đó, bên nắm quyền giám sát sẽ bắt đầu thực hiện đúc WBTC ngay trên Ethereum với số lượng BTC đã được gửi.

cach thuc hoat dong wrapped Token

Mặt khác, khi có nhu cầu đổi lại WBTC về BTC bên doanh nhân hay tổ chức sẽ lại tiếp tục gửi yêu cầu đến bên giám sát. Lúc này, lượng BTC được gửi sẽ được giải phóng khỏi kho dự trữ vốn có.

Như vậy, chức năng của bên giám sát thường sẽ khá đa dạng. Do đó, người dùng sẽ có thể coi đây là Wrapper hoặc Unwrapper. Tuy nhiên, trong trường hợp WBTC, việc thêm hay xóa bên giám sát đều sẽ được thực hiện bởi DAO.

Như vậy, bên nắm quyền giám sát sẽ chỉ cần giữ 1 BTC cho mỗi 1 WBTC được đúc để làm bằng chứng về kho dữ trữ này đã tồn tại trên chuỗi.

Thế mạnh và hạn chế của Wrapped Token là gì?

Mặc dù là hình thức được triển khai với những mục tiêu đầy ấn tượng và hứa hẹn sẽ mang đến rất nhiều những giá trị đặc biệt cho các nhà đầu tư nói riêng hay thị trường Crypto nói chung.

Xem thêm:   10 Đồng Coin Lý Tưởng Nhất Để Hold Trong Năm 2023

Thế mạnh và hạn chế của Wrapped Token là gì?

Thế nhưng nền tảng Wrapped Token khi được triển khai cũng đều sẽ sở hữu các ưu và nhược điểm nhất định:

Những thế mạnh đặc biệt của Wrapped Token

  • Đầu tiên, Wrapped Token sở hữu khả năng cho phép những Token không phải là Token gốc nhưng vẫn được sử dụng trên một nền tảng Blockchain nhất định
  • Khả năng thanh khoản được tăng cường kết hợp cùng mức vốn cho các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung. Từ đó, mang lại tính năng Wrap những tài sản nhàn rỗi và giúp cho sự tăng cường kết nối giữa các nguồn thanh khoản biệt lập.
  • Ngoài ra, Wrapped Token còn mang đến lợi ích vô cùng to lớn về mặt chi phí và thời gian. Điều này là bởi, dù Bitcoin luôn được đánh giá là đồng coin sở hữu nhiều những tính năng hữu ích. Thế nhưng đây lại không phải là sự lựa chọn nhanh và tối ưu nhất.

Do đó, khi Bitcoin gặp phải một vài những trục trặc nhất định, việc lựa chọn sử dụng phiên bản được đánh giá là nhanh chóng và tiết kiệm cả về thời gian lẫn chi phí lại chính là giải pháp tối ưu.

Một vài những điểm hạn chế của Wrapped Token

Dù sở hữu khá nhiều những ưu điểm nổi bật song Wrapped Token vẫn có một vài những nhược điểm cần được khắc phục như:

  • Ngay từ khi xuất hiện, kế hoạch của dự án này luôn là giúp người dùng có những giao dịch chuỗi chéo thật sự. Thế nhưng trên thực tế, người dùng sẽ chỉ thực hiện những giao dịch thông qua người giám sát.
  • Ngoài ra, quy trình tạo lập các Wrapped Token cũng thường sẽ rất tốn kém do khí gas và tỷ lệ bị trượt giá cao.
Xem thêm:   Siacoin Là Gì Và Những Ứng Dụng Quan Trọng Với Nhà Đầu Tư

Tổng hợp các Wrapped Token cơ bản và phổ biến nhất

Trong số những ứng dụng Wrapped coin được cho ra mắt và triển khai, những hình thức sau đây được xem là cơ bản và dễ dàng sử dụng nhất:

Wrapped Token trên nền tảng Ethereum (WETH)

Theo đó, đây sẽ là hình thức các loại Token từ những nền tảng Blockchain khác nhau được tạo thành để tuân thủ những tiêu chuẩn của ERC-20.

Điều này sẽ đồng nghĩa với việc, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng các tài sản không có nguồn gốc từ Ethereum ngay trên chính nền tảng Ethereum.

Chi tiết hơn, để có thể hình dung rõ nét hơn về hình thức này, bạn sẽ có thể hiểu rằng ETH(ether) là dạng yêu cầu để tiến hành các thanh toán cho những giao dịch trên mạng Ethereum.

Wrapped Token trên nền tảng Ethereum (WETH)

Trong khi đó, ERC-20 lại chính là những tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể tiến hành những mã thông báo trên nền tảng Ethereum.

Chẳng hạn như, mã thông báo chú ý cơ bản BAT và OMG vốn tồn tại dưới hình thức của ERC-20. Thế nhưng vì lý do ETH đã được phát triển trước khi ERC-20 xuất hiện vì thế thường sẽ rất khó để tuân thủ được quy chế này.

Vậy nên đó cũng chính là lý do khiến cho một số người dùng khi sử dụng Dapp sẽ gặp phải những trường hợp bị buộc phải thực hiện việc chuyển đổi giữa ETH và Token ERC-20.

Xem thêm:   Low Cap Coin Là Gì? Danh Sách Coin Low Cap Đáng Đầu Tư 2022

Do đó, đây được xem là lý do khiến WETH được thành lập để có thể phần nào khắc phục được tình trạng chuyển đổi đầy phức tạp này.

Wrapped Token trên nền tảng Binance Smart Chain (BSC)

Tương tư như hình thức kể trên, BSC cũng được xây dựng với các tính năng vô cùng nổi bật cùng mức phí gas cực kỳ tối ưu.

Wrapped Token trên nền tảng Binance Smart Chain (BSC)

Theo đó, với những Binance Bridge, người dùng sẽ được quyền thực hiện Wrap tài sản Crypto của chính bạn để sử dụng ngay trên Chian Binance thông minh có trong những hình thức của BEP-20.

Vì thế, khi đã đưa tài sản đến với các BSC, người tham gia sẽ được quyền thực hiện các giao dịch hay dùng chúng ngay trong những ứng dụng Yield Farming khác nhau.

Nên hay không nên đầu tư vào Wrapped Token?

Với cơ chế hoạt động như hiện tại, Wrapped Token được định hình là dạng cấu nối để hỗ trợ cho người dùng thực hiện các giao dịch một cách dễ dàng hơn trên nhiều những nền tảng Blockchain khác nhau.

Nên hay không nên đầu tư vào Wrapped Token?

Đặc biệt, trong năm vừa qua, WBTC đã sở hữu được mức tăng trưởng đầy ấn tượng khi luôn có mặt trong danh sách Top 20 giá trị về vốn hóa hay còn được gọi là CoinMarketCap.

Cũng chính vì lẽ đó nên hiện nay đã và đang có rất nhiều nhà đầu  tư lựa chọn loại coin này để mang đến khả năng sinh lời trong tương lai.

Xem thêm:   Pi Network Là Gì? Cách Đào Pi Ra Sao Và Thông Tin Pi Network Lừa Đảo Có Đúng Không?

Thế nhưng, mỗi người sẽ có một lối suy nghĩ, tầm nhìn hay những dự đoán khác nhau. Do đó, việc nên hay không nên đầu tư vào Wrapped Token đều sẽ phụ thuộc phần lớn vào quyết định của chính bản thân bạn.

 Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào chia sẻ được một vài những thông tin trọng điểm về Wrapped Token là gì. Hy vọng rằng, qua bài viết này A Sideway đã giúp cho quý đọc giả phần nào hiểu rõ và có được những định hướng đúng đắn nhất về đồng coin đầy tiềm năng này.

Bình chọn cho bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *