Yield Farming Là Gì? Các Hoạt Động Của Yield Farming 2022

Yield farming là gì
  • Bunz

Yield Farming là gì? Các cách thức hoạt động của Yield Farming, qua đó chúng ta biết được các rủi ro cũng như lợi ích củaYield Farming

Vậy Yield Farming là gì?

Yield Farming gần đây được biết đến với nền tảng hot nhất trong giới crypto, nhưng để kiếm tiền theo một cách an toàn thì các bạn phải tìm hiểu kỹ cơ chế hoạt động của nó cũng như các rủi ro và hậu quả khi dùng để phòng tránh. Các bạn hãy theo dõi chi tiết của nền tảng thông qua bài viết dưới đây của A Sideway nhé.

Yield Farming là gì?

Vậy Yield Farming là gì? Yield Farming là thuật ngữ dùng để diễn tả việc người sử dụng sẽ tìm mọi cách để đào được thêm lợi nhuận từ tài khoản crypto của họ, thông qua việc gửi tiền điện tử cho các tool thanh khoản Defi (Tài chính phi tập trung). Vì vậy, các dự án sẽ tự động trả cho những “người lao động chăm chỉ” bằng những phần thưởng tiền mã hóa.

Yield Farming là gì

Yield Farming được hiểu theo nghĩa tiếng việt là “lợi nhuận canh tác”. Mô hình này giống như cách mà bạn gửi tiền vào ngân hàng hàng tháng để sinh ra lãi vậy. Do đó, bạn sẽ gửi tiền điện tử thông qua các nền tảng như là Defi để được cho vay và nhận lãi từ crypto.

Cách thức hoạt động của Yield Farming

Yield Farming có sự liên quan thân mật với mô hình “nhà tạo lập thị trường tự động” (AMM) hay còn được gọi là Automated Market Maker. Qua đó, các mô hình AMM có thể được biết đến nhiều nhất như là Uniswap, Balancer, hoặc Mooniswap…

Xem thêm:   TXID Là Gì? TXID Có Tầm Quan Trọng Gì

Trong Yield Farming, các nhà cung cấp thanh khoản sẽ gửi tiền điện tử vào bể thanh khoản nào đó, sau đó thanh khoản này sẽ tạo ra thị trường giao dịch, do đó các thanh khoản này sẽ cho phép người dùng có thể vay, mượn và giao dịch trao đổi token.

cách thức hoạt động của yield farming

Ngoài ra, phí giao dịch mà người cuối cùng sử dụng trong các hoạt động của bể thanh khoản như là cho vay, giao dịch trao đổi giữa các token chính là doanh thu phát sinh của nhóm thanh khoản. Qua đó, doanh thu này sẽ được giao hoặc chia lại cho LP theo tỷ lệ phần trăm nhất định của thanh khoản mà họ đã cung cấp trong bể thanh khoản đó.

Ngoài các doanh thu từ phí thì một số giao thức sẽ phân phối token bản địa cho các LP đã cung cấp thanh khoản và giao thức cho nó bằng cách triển khai bootstrapping thanh khoản cho giao thức. Do đó, điều này được gọi là “khai thác giao khoản”.

Theo như được biết thì “khai thác giao khoản” nó có nghĩa nhỏ hơn Yield Farming. Các LP không chỉ nhận được tiền khi cung cấp thanh khoản mà còn được nhận thêm một lượng token mới nữa.

Các hình thức Yield Farming

Liquidity provider

Liquidity provider còn được gọi tắt là LP, nó là nhà cung cấp các thanh khoản cho các bể. Đặc biệt, khi bạn là một LP thì bạn có thể gửi tiền vào các nhóm thanh khoản, và tất nhiên bạn sẽ thu lại được lợi nhuận bằng cách nhận phần thưởng token từ phần phí giao dịch.

Xem thêm:   Token Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Token 2022

Lending

Lending cũng là một hình thức cho vay, ở đây người dùng sử dụng các tài sản hoặc vốn của họ để cho những người khác vay với lãi suất nhất định. Sau 1 thời gian thì họ sẽ thu lại được cả gốc lẫn lãi như thỏa thuận ban đầu.

Bên cạnh đó, người vay ở đây được hiểu là một người dùng hoặc là sàn giao dịch nào đó.

Staking

Staking được sử dụng tiền điện tử để cung cấp nguồn năng lượng cho giao thức hoặc blockchain.

Borrowing

Borrowing thì ngược lại với bản chất của Lending, nó là một hình thức vay vốn (tài sản) bằng tiền điện tử thông qua các giao thức của Defi trong một khoản thời gian nào đó. Người vay còn được gọi là Borrower.

Các nền tảng Yield Farming nổi bật

Curve Finance

Curve Finance được biết là một DEX, bằng cách sử dụng thuật toán tạo thị trường unique của nó, cho phép người dùng cũng như các giao thức phi tập trung khác giao dịch và trao đổi stablecoin với chi phí hoặc trượt giá thấp.

Đặc biệt, đây là DEX lớn nhất về TVL, cùng với hơn 9.7 tỷ USD bị khóa, qua đó APY có thể tăng đến 10% trong khi phần thưởng của APY có thể tăng hơn 40%. Bên cạnh đó, chúng sẽ không bị mất giá trị ổn định bởi vì nhóm stablecoin thường an toàn hơn.

Balancer

Balancer sẽ quản lí và giao dịch danh mục đầu tư một cách tự động, qua đó giao thức thanh khoản của Balancer phân biệt chính nó bằng cách sử dụng việc stake linh hoạt. Ngoài ra, Balancer không bắt buộc người cho vay phải bổ sung thêm thanh khoản cho cả 2 nhóm. Các nhà cung cấp thanh khoản có thể tạo các nhóm thanh khoản với các tỷ lệ token khác nhau theo ý muốn.

Xem thêm:   Web 3.0 Là Gì? Các Tính Năng Chính Của Web 3.0

balancer trong yield farming

Yearn Finance

Yearn Finance cho phép những người dùng có năng suất dùng các giao thức cho vay khác nhau như là Aave và Compound để có lợi nhuận (lợi suất) cao nhất thông qua giao thức tổng hợp phi tập trung tự động.

Theo như được biết thì yearn finance đã tạo ra một xu hướng mới vào năm 2020 khi các token quản trị YFI của yearn finance vượt hơn 40.000 USD, thông qua đó người tham gia có thể kiếm được con số vượt trên 80% APY trong yearn finance và 3,4 tỷ USD bị khóa ở giao thức

Compound

Cung cấp thanh khoản vào Compound để farm COMP và kiếm được lợi nhuận từ hoạt động vay và cho vay. Qua đó, nó sẽ kiểm tra và xem xét để đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật ở mức cao.

Tổng nguồn cung ứng là hơn 16 tỷ USD 8/2021 và APY dao động từ 0.21% đến 3%.

Aave

Aave là vay và cho vay tiền, cho vay nhanh (flash loan). Từ đó cung cấp thanh khoản ở các nền tảng khác, farm nhiều hơn, người dùng có thể vay tài sản và kiếm lãi kép khi cho vay ở dưới dạng token Aave, do đó người dùng có thể kiếm được APR vượt trên 15% khi họ cho vay trên Aave.

MakerDAO

Dùng Maker mint đồng DAI, dùng DAI đi yield farming ở các giao thức khác như Compound.

Uniswap

Uniswap dùng để cung cấp thanh khoản vào pool để thu được phí giao dịch. Nó là một DEX và AMM phổ biến, cho phép người dùng hoán đổi gần như tất cả cặp token ERC 20 mà không cần thông qua bên thứ ba. Đặc biệt, nhà cung cấp thanh khoản phải stake cả 2 bên nhóm thanh khoản với tỷ lệ 50/50m đổi ngược lại việc kiếm được tỷ lệ phí giao dịch cũng sẽ giống tương đương như token quản trị UNI.

Xem thêm:   Margin Trading Là Gì? Những Điều Trader Cần Biết Về Margin Trading (2022)

Synthetix

Synthetix là dùng SNX mint sUSD, mang sUSD đi cung cấp thanh khoản ở các pool trên các nền tảng khác.

Venus Protocol

venus protocol là gì

Venus được biết với khả năng sử dụng tài sản thế chấp cung cấp cho thị trường và nó không chỉ để cho vay tài sản khác mà còn sử dụng để mint các stablecoin tổng hợp.

Venus Protocol trong Yield Farming là một system thị trường tiền tệ, nó dựa vào thuật toán nhằm mục đích phát triển hệ thống cho vay và tín dụng dựa vào Binance Smart Chain thông qua đó người dùng sẽ cung cấp tài sản thế chấp cho mạng và kiếm APY để cho vay, nhưng người vay vẫn phải trả lãi cho bên người cho vay.

Instadapp

Instadapp là nền tảng tận dụng tiềm năng của Defi, qua đó người dùng có thể quản lý hoặc xây dựng danh mục đầu tư Defi của họ. Đặc biệt hơn, các nhà tín dụng có thể xây dựng cơ sở hạ tầng Defi thông qua cách sử dụng nền tảng của họ.

Cho đến tháng 8/2021, đã có hơn 9,4 tỷ USD bị khóa trên Instadapp.

Cách tính toán yield farming

Vậy cách tính lợi nhuận của Yield Farming như thế nào? Chúng ta cũng tìm hiểu phía dưới nhé:

Lợi nhuận của Yield Farming được tính qua hàng năm thông qua các chỉ số APR và APY. Đó là ước lượng lợi nhuận mà bạn có thể kiếm được trong vòng một năm, nhưng bạn sẽ phải trả dần liên tục theo từng giờ từng phút.

Xem thêm:   NFT Là Gì? 13 Loại NFT Mà Bạn Cần Biết

Vậy chỉ số APR và APY là gì?

  • APY hay còn gọi là Annual Percentage Yield, đây được hiểu là lợi suất phần trăm hàng năm.
  • APR là viết tắt của Annual Percentage Rate, được hiểu với nghĩa là tỷ lệ phần trăm của hàng năm.

Đáng chú ý là APR và APY chỉ ước tính được dự báo hoặc thay đổi theo thời gian bởi vì nó là một thị trường có sức cạnh tranh cao và có nhịp độ nhanh, phần thưởng có thể dao động liên tục.

Cái gì cũng sẽ có mặt giới hạn của nó, càng nhiều người biết phần thưởng sẽ càng ít.

Rủi ro và ảnh hưởng của Yield Farming

Dường như các chiến lược Yield Farming mang lại đều rất phức tạp, chúng yêu cầu người dùng phải biết nắm rõ những gì mình làm. Nếu các nhà đầu tư hoặc người dùng không hiểu cách thức hoạt động thì khả năng gặp rủi ro như là mất tiền sẽ có khả năng rất cao.

Rủi ro và ảnh hưởng của Yield Farming

Vậy rủi ro ở đây là gì?

Dưới đây là một số thông tin về rủi ro của Yield Farming:

Rủi ro bong bóng: sẽ có rất nhiều thắc mắc tại sao lại có sự rủi ro này, bởi vì kể từ khi COMP cho ra mắt Liquidity mining thì Defi Community đã bắt đầu chơi FOMO rất nhiều, do đó nó dẫn đến hệ lụy rủi ro bong bóng sẽ xuất hiện trong Defi là rất cao.

Xem thêm:   Whitelist Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tham Gia Whitelist Trong ICO

Rủi ro Design hệ thống: việc cung cấp thanh khoản có thể khiến các LP dính vào mất mát impermanent loss khi giá của 1 tài sản trong bể có biến động liên tục hoặc khi cung cấp thanh khoản các LP có thể bị rút hết tiền như trường hợp ở Balancer.

Rủi ro bị thanh lý: tài sản thế chấp có khả năng biến động mạnh hoặc thậm chí vị thế của người dùng sẽ dễ bị thanh lý khi thị trường biến động mạnh và liên tục.

Rủi ro Smart Contract: gần như tất cả các giao thức được phát triển mạnh mẽ bởi các nhóm nhỏ và vốn ít nên sẽ tăng khả năng bị bug trong smart contract bởi vì chúng không có ngân sách để audit. Do đó, các Protocol còn lại đã được audit vẫn có khả năng bị bug và đánh cắp tiền.

Dưới đây là chi tiết về Yield Farming và các hoạt động của nó:

Tổng kết

Qua bài viết vừa rồi, Asideway đã giới thiệu cho các bạn về nền tảng Yield Farming là gì? Và tổng quan của nó đã gây sốt xu hướng hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn và cũng đừng quên theo dõi Website để biết thêm nhiều thông tin chi tiết liên quan đến thị trường crypto nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *