- Bunz
Do sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0, qua đó thị trường crypto ngày càng được nhiều người hưởng ứng. Đặc biệt, một trong những mô hình tài chính phi tập trung hay còn được gọi bằng cái tên khác là Defi, nó cũng là một trong những trend mới hot ở các sàn đầu tư tài chính.
Vây “Defi là gì?” Nó có phải là một “Ánh sáng” trong thị trường Crypto đầy biến động và đen tối không .
Hãy cùng Asideway tìm hiểu qua “Defi là gì? Và các kiến thức cơ bản liên quan đến Defi?” cho những người mới dấn thân vào thị trường Crypto nhé.
Khái niệm Defi và Cefi là gì?
Defi là gì?
Vậy Defi là gì? Defi hay còn được gọi với một cách rõ ràng là Decentralised Finance, được hiểu với nghĩa tiếng việt là tài chính phi tập trung hoặc tài chính mở. Defi là hệ thống mà các sản phẩm, công cụ hay là các tổ chức thị trường được quản lý phi tập trung được xây dựng trên Blockchain.
Để nói chính xác và cụ thể hơn thì Defi là con đường dẫn lối cho tài chính đến với “mảnh đất” phi tập trung, và ở đó nó tạo nên 1 nền tảng tài chính mở để người dùng có thể truy cập, sử dụng nó ở bất kỳ nơi nào mà họ sẽ không bị phụ thuộc về mặt cá nhân hoặc tổ chức nào cả.
Một điều đáng thú vị là các nhu cầu ở bên thứ ba sẽ bị giảm thiểu tối đa hoặc thậm chí sẽ bị loại bỏ, ở đó mọi người sẽ được yên tâm về mặt minh bạch cũng như sự an toàn được đề cao, đặc biệt là chi phí đạt ở mức thấp.
Ngoài ra, Defi còn được xem là một model trái ngược lại với kiểu truyền thống là Cefi. Trong khi Cefi sẽ bàn giao lại quyền kiểm soát cho một trung gian nào đó, thì Defi lại cắt giảm hoặc loại bỏ bên thứ ba như đã nêu ở ý trên. Defi muốn hướng đến mục tiêu tạo dựng hệ thống tài chính mới mẻ hơn, hiện đại hóa system và làm cho system công bằng và minh bạch nhất.
Cefi là gì?
Vậy Cefi là gì? Cefi là cụm từ viết tắt của Centralized Finance, có nghĩa thường biết theo tiếng việt là tài chính tập trung. ở Cefi các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hoặc công cụ hỗ trợ giao dịch đều sẽ được quản lý tập trung.
Đối ngược lại với Defi, Cefi luôn luôn ủy thác các sản phẩm, tài sản, dịch vụ của tài chính cho tổ chức hoặc bên thứ 3 nào đó.
Về khía cạnh nào đó, thì Cefi nó tương tự như một mô hình tài chính và bên cạnh đó thì nó vẫn sử dụng những dịch vụ nhưng sẽ phải nhờ sử dụng thêm tiền điện tử thì mới có thể phát triển mạnh mẽ và ổn định.
4 Điều cần biết về Defi
Tính minh bạch
Để giữ đảm bảo tất cả bình đẳng cũng như công bằng cho những người chơi tham gia. Defi sẽ hiển thị tất cả các dữ liệu phân tích và hoạt động thị trường lên nền tảng.
Khả năng tương tác
Defi sẽ xây dựng một khối chính nhằm hỗ trợ và tăng khả tăng tương tác giữa các khối này trở nên dễ dàng hơn. Do đó, điều này sẽ tạo ra hệ sinh thái có khả năng mở rộng và trở nên đa dạng tính theo thời gian.
Tính riêng tư
Dapps của Defi sẽ hạn chế tối đa các nhu cầu và thậm chí nó có thể loại bỏ luôn bên thứ ba (bên thứ ba: ngân hàng hoặc các tổ chức) để người dùng có thể thực sự an tâm và tin tưởng vào Defi, và người giám sát tài sản của họ chính là bản thân họ.
Dễ dàng tiếp cận
Vì Defi là system mở và không bị quản lý bởi một tổ chức hay cá nhân nào, cho nên bất kỳ ai khi có ý định tham gia hoặc có thiết bị kết nối với Internet đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Các dapp của Defi đều tự hoạt động mà không sự can thiệp của con người khi được triển khai trên Blockchain.
Defi coin là gì? Top 3 Coin Defi tiềm năng 2022?
Defi coin là gì?
Defi coin là đồng coin hoặc token của các dự án Defi.
Top coin Defi tiềm năng 2022
Vậy top 5 coin defi tiềm năng trong năm 2022 này sẽ bùng nổ gồm cũng loại coin nào, cùng theo Asideway tìm hiểu kỹ về nó ở bên dưới nhé:
TERRA (LUNA)
Terra là loại hình “tiền internet có thể tự lập trình”, nó là hệ thống mã thông báo kép lớn nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, để cung cấp nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư sử dụng các nền tảng thì Terra đã tận dụng Stablecoin để test và giảm sự biến động.
Terra là một dự án tài chính phi tập trung và nó có một số tính năng riêng biệt chuyên về sử dụng thuật toán stablecoin,từ đó terra tập trung chủ yếu vào các loại hình tiền tệ Fiat lớn như là USD hoặc EUR, cộng thêm vào đó giao thức của Terra có gần như là đầy đủ các mặt hàng tiền tệ của các quốc gia khác và không giới hạn.
UNISWAP
Uniswap là sàn giao dịch phi tập trung tự hoạt động được xây dựng trên nền tảng Blockchain Ethereum. UNI là token gốc của Uniswap.
Tham vọng của Uniswap là muốn tiếp cận và khuyến khích người dùng mua và bán tiền mã hóa trên Ethereum. Qua đó, mạng lưới cho người dùng được phép đặt cược mã thông báo, nhóm thanh khoản, và kiếm phần thưởng trên số tiền mà họ đã cam kết và đặc biệt, khối lượng giao dịch sẽ được thực hiện ở nhóm đó.
Người dùng có thể tham gia, quyết định các cách thức mạng lưới hoạt động hoặc kiếm lợi từ giá trị tăng của DEX thông qua việc mua token UNI.
SUSHISWAP
Sushiwap cũng tương tự như Uniswap, nó cũng được xem như là một đối thủ nặng kí đối với Uniswap. Sushiswap cũng là một sàn giao dịch phi tập trung để cho người dùng có thể mua và bán các loại tiền mã hóa mà không cần phải qua trung gian thứ ba. Hiện tại thì Sushiswap có tầm 4.98 tỷ đô bị khóa, đây cũng được xem là một trạng thái phổ biến.
Chắc hẳn bạn cũng biết rằng, Sushiswap và Uniswap sẽ giống tương đương nhau về mặt hình thức cũng như cách hoạt động của cả 2, nhưng không hẳn là như vậy, nó có một vài điểm khác biệt. Chính cái mã thông báo Sushi gốc của Sushiswap, do chính gốc Sushi có thể tái đầu tư và giao thức do đó nó đã vô tình mang lại cho các thợ đào nhiều cơ hội kiếm thêm tài chính thụ động.
Cho đến thời điểm hiện tại thì Sushiswap đã lôi kéo được hơn 2 tỷ USD thanh khoản tương đương với khối lượng giao dịch giá trị là 172 tỷ USD.
Avalanche (AVAX)
Avalanche là một blockchain lớp một có chức năng như một nền tảng cho các ứng dụng phi tập trung và các mạng blockchain tùy chỉnh. Nó là một trong những đối thủ của Ethereum, nhằm mục đích lật tẩy Ethereum như là blockchain phổ biến nhất cho các hợp đồng thông minh . Nó nhằm mục đích làm như vậy bằng cách có sản lượng giao dịch cao hơn lên đến 6.500 giao dịch mỗi giây trong khi không ảnh hưởng đến khả năng mở rộng.
Sau khi ra mắt mạng chính vào năm 2020, Avalanche đã làm việc để phát triển hệ sinh thái DApps và DeFi của riêng mình . Các dự án dựa trên Ethereum khác nhau như SushiSwap và TrueUSD đã tích hợp với Avalanche.
Tezos (XTZ)
Tezos là một mạng lưới blockchain dựa trên các hợp đồng thông minh, theo một cách không quá khác với Ethereum. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn: Tezos nhằm mục đích cung cấp cơ sở hạ tầng tiên tiến hơn – có nghĩa là nó có thể phát triển và cải thiện theo thời gian mà không bao giờ có nguy cơ hard fork.
Nền tảng mã nguồn mở này tự lập hóa đơn là “an toàn, có thể nâng cấp và được xây dựng để tồn tại lâu dài” – và cho biết ngôn ngữ hợp đồng thông minh của nó cung cấp độ chính xác cần thiết cho các trường hợp sử dụng giá trị cao.
Wrapped Bitcoin (WBTC)
Wrapped Bitcoin là một phiên bản mã hóa của Bitcoin (BTC) chạy trên chuỗi khối Ethereum (ETH).
WBTC tuân thủ ERC-20 – tiêu chuẩn tương thích cơ bản của chuỗi khối Ethereum – cho phép nó được tích hợp hoàn toàn vào hệ sinh thái của các sàn giao dịch phi tập trung, dịch vụ cho vay tiền điện tử, thị trường dự đoán và các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) hỗ trợ ERC-20 khác.
Không có lịch trình phát hành WBTC được xác định trước. Thay vào đó, WBTC tự động được đúc hoặc đốt bất cứ khi nào người dùng mua hoặc bán mã thông báo của họ để lấy Bitcoin thông qua một hệ thống người bán và người giám sát.
Wrapped Bitcoin luôn được hỗ trợ bởi Bitcoin với tỷ lệ :1, số lượng mã thông báo đang lưu hành phụ thuộc trực tiếp vào lượng Bitcoin dự trữ trong mạng WBTC. Tính đến tháng 10 năm 2020, con số đó chỉ là hơn 94.000 mã thông báo, tổng trị giá khoảng 1 tỷ đô la.
Tiềm năng của Defi trong tương lai
Defi đã thu hút thành công người dùng và có số lượng tiền đầu tư vào tăng theo thời gian, tổng vốn hóa thị trường mà Defi đã thu được tăng trưởng gấp 12 lần và hiện tại nó đã đạt đến con số 13.98 tỷ USD trong vòng một năm, một con số thật ấn tượng. Điều này mở ra nhiều con đường cơ hội cho các nhà đầu tư.
Defi còn được coi là tương lai của nền tài chính thế giới , bởi vì nó chính là bàn đạp để chúng ta bước vào nền tài chính mở của open finance.
Ngoài ra thì người chơi muốn tự do, thoải mái, không bị kiểm soát và đáng chú ý là những người không có sự tin tưởng vào tính minh bạch của nền tài chính, do đó họ sẽ có tends vào Defi để có thể tự quản lý tiền tài của mình cũng như không cần phụ thuộc vào ngân hàng hoặc một tổ chức nào khác.
Defi gồm những hệ sinh thái nào?
Có 2 hệ sinh thái nổi bật nhất đã góp phần xây dựng hệ sinh thái Defi, vậy 2 hệ sinh thái đó là gì? Cùng Asideway tìm hiểu mục tiếp nhé:
Binance Smart Chain
Binance Smart Chain là cụm từ đại điện cho BSC còn được hiểu là blockchain được cải tiến hơn so với phiên bản Binance Chain cũ. BSC là một nền tảng đi cùng với bản cũ chứ không phải là thay thế, nó sẽ cung cấp cho người dùng những hợp đồng thông minh và thông qua EVM để có được khả năng tương thích với Ethereum.
Ngoài ra, do thời gian tạo ra block ngắn cộng với chi phí thấp cho nên người dùng mới sẽ được hỗ trợ chuyển đổi tài sản theo cách nhanh nhất đi kèm với chi phí giao dịch thấp. Nó còn có khả năng liên lạc chuỗi, do đó điều này sẽ giúp cải thiện tần suất cũng như tiềm năng làm việc cho các lập trình viên.
Do Fomo của Binance Smart Chain mà đã có vô số dự án rác đã được triển khai nhiều hơn vì vậy đã có nhiều hacker vào để hack nhiều hơn, thời điểm đó được xem là một đợt sàng lọc không có tác dụng.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Binance Smart Chain lại không có những dự án tốt, một dự án hot và đang làm mưa làm gió lại Binance Smart Chain là PancakeSwap, nó đang biến mình thành một nền tảng thế lực và có nhiều tính năng hấp dẫn, biến cho giá cake của nó dù có giảm thì cũng có dấu hiệu phục hồi tốt.
Đây là link mô tả hệ sinh thái Binance Smart Chain các bạn cùng tìm hiểu bên dưới nhé:
Solana
Solana cũng là những dự án blockchain đáng chú ý nhất tại thời điểm hiện tại. Solana là một nền tảng blockchain cùng với giải pháp mở rộng, do đó nó đã mang lại một kết quả rất thành công cho đến bây giờ. Trong tương lai, Solona có thể cạnh tranh ngang bằng với Binance Smart Chain về hệ sinh thái trong thời gian tiếp theo
Mục tiêu mà nó đã đề ra là sẽ cung cấp nền tảng và cho phép nhà đầu tư tạo ra các ứng dụng phi tập trung mà không cần sử dụng các thiết kế xung quanh.
Bên cạnh đó thì một mặt do thị trường đang có dấu hiệu tiêu cực, mặt khác do các dự án liên quan thì không có gì nổi bật và sự khác biệt giữa các ngôn ngữ lập trình so với Ethereum dẫn đến việc gây cản trở rất lớn đối với team dự án, kết quả là hệ sinh thái Solana đang có phần chừng lại so với hệ sinh thái khác. Và theo một số chuyên gia cho rằng Solana vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tổng kết
Phía trên là những thông tin và số liệu tóm tắt về “Defi là gì?”, việc chúng ta cần làm bây giờ là tìm hiểu thật kỹ về những chủ đề mà các bạn còn thắc mắc hoặc chưa có sự giải đáp, để có thể vững được kiến thức khi bạn bắt đầu vào thị trường. Qua bài viết này Asideway hy vọng các bạn có thể nắm rõ được phần nào về Defi cũng như là về thị trường.
Ngoài ra, nếu các bạn còn gì thắc mắc xin hãy liên hệ với đội ngũ Asideway để có thêm thông tin chi tiết cũng như nắm bắt được tình hình thị trường mới nhất nhé.