Web 3.0 Là Gì? Các Tính Năng Chính Của Web 3.0

Web 3.0 Là Gì Các Tính Năng Chính Của Web 3.0
  • Bunz

Web 3.0 là gì? Bạn đã có bao giờ nghe về nó chưa. Nếu bạn đang tìm hiểu các thông tin về nó thì đây chính nơi mà bạn có thể gửi gắm dấu chấm hỏi của mình tại đây. 

Đây là một loại Internet thế hệ mới của internet hiện tại mà chúng ta đang dùng. Nơi mà tất cả mọi người có thể dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính của họ. 

Các tác động thực tế của nó liệu có thực sự mang lại sự thay đổi mới cho người dùng hay không. Chúng ta cùng tìm hiểu “web 3.0 là gì?” Thông qua bài viết hôm nay của Asideway nhé.

Web 3.0 là gì?

Vậy web 3.0 là gì? Vì mục đích và nhu cầu sử dụng cũng như tìm kiếm các thông tin ngày càng cao, cho nên việc hình thành ra web 3.0, tức là thế hệ thứ 3 của internet nhằm để tạo ra các trang web thông minh cũng như ứng dụng đa phương tiện để cho người dùng sử dụng một cách tốt và thuận tiện nhất.

Mục đích hướng đến của web 3.0 là hình thành được nhiều trang web thông minh, internet of things (kết nối vạn vật) hòa nhập cùng lại với nhau.

web 3.0 là gì

Trên thực tế, việc chuyển đổi gốc của web 1 sang web 2, tốn ít nhất trên 10 năm mới có thể chuyển đổi hoàn toàn.

Trong tương lai web 3.0 có thể sẽ được mở rộng các dữ liệu được kết nối với nhau bằng cách phi tập trung. Điều này sẽ dẫn đường cho web 3.0 bước lên 1 tầng cao mới so với các thế hệ internet cũ, trong đó, các dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các kho lưu trữ tập trung.

Ngoài ra, việc các chương trình hiểu được tất cả thông tin cũng như khái niệm lẫn ngữ cảnh, thì lúc đó việc người dùng và máy móc có thể tương tác với các dữ liệu là không còn xa vời.

Công nghệ Web 3.0

Web 3.0 được phát triển và sáng tạo ra từ sự phát triển của các tool thế hệ cũ và nó còn hết hợp với cả công nghệ hiện đại mới nhất hiện nay là AL và blockchain, điều này cũng như giống việc chúng ta sử dụng internet càng ngày càng nhiều.

Qua đó, chúng ta có thể được hiểu rằng web 3.0 là một phiên bản cao cấp của các thế hệ trước là web 1.0 và web 2.0.

Vậy web 1.0 và 2.0 là gì? Sự ra đời của nó như thế nào, có khác gì với web 3.0.

Cùng tìm hiểu các dẫn chứng bên dưới.

Web 1.0

Web 1.0 được hình thành từ 1989-2005, Web 1.0 còn có cách gọi khác là Static Web. Thời kỳ đó, giai đoạn này được xem là giai đoạn khó khăn nhất của internet để hội nhập với người dùng cũng như trên toàn thế giới. Vào năm 1990, internet chỉ cung cấp quyền truy cập và các thông tin còn hạn chế hoặc rất ít, đặc biệt như điều mình đã nói vừa rồi, nó không có sự tương tác của người dùng.

sự hình thành của web 1.0

Trong quá khứ, việc tiếp xúc với máy tính hoặc điện thoại di động cũng là một phần rất hạn chế, do đó việc tạo ra các trang người dùng hoặc comment trên các bài viết dường như là một điều không đáng chú ý.

Xem thêm:   Đốt Coin Là Gì? Tại Sao Phải Đốt Coin Trong Crypto 2022

Một điều khiến người dùng rất khó chịu và cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan trên internet là web 1.0 không có các thuật toán để sàng lọc hoặc tìm kiếm các trang internet cụ thể mà người dùng muốn tìm.

Web 2.0

Web 2.0 là phiên bản nâng cấp của web 1.0, việc web 2.0 ra đời đã làm cho internet có tính tương tác cao hơn rất nhiều so với web 1.0. Web 2.0 nhờ vào các công nghệ như CSS3, HTML5, JAVASCRIPT, điều này cho phép các công ty khởi nghiệp xây dựng những nền tảng web tương tác, như các web nổi tiếng hiện nay: facebook, youtube,….

sự hình thành của web 2.0

Điều này đã tạo ra một đường thẳng cho internet tiến đến mục đích phát triển toàn diện cho cả mạng xã hội lẫn việc sản xuất nội dung do người dùng tạo ra.

Web 3.0

Web 3.0 là giai đoạn phát triển tiếp theo của web 2.0. Theo như thông tin được biết, nó sẽ làm cho internet trở nên thông minh hơn, thậm chí nó còn xử lý thông tin với trí tuệ nhân tạo của nó, được gọi là hệ thống AL có thể chạy các chương trình thông minh để hỗ trợ con người.

sự hình thành của web 3.0

Theo như ông Tim Berners-Lee, chủ tịch hội đồng World Wide Web Consortium (WWW), kiêm nhà khoa học máy tính nói rằng: web 3.0 tức Semantic Web có ý nghĩa là “tương tác một cách tự động” với systems, cũng như con người và các thiết bị gia đình.

Qua đó, việc tham gia kết hợp của con người lẫn máy móc sẽ là yếu tố tạo ra nội dung và đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, sự tạo ra và phân chia nội dung thích hợp nhất là cách thông minh đưa thẳng đến với mọi người dùng internet.

Sự khác nhau giữa web 1.0, 2.0 và 3.0

Các thông tin chi tiết sẽ được phân tích ở bảng dưới:

WEB 1.0

WEB 2.0

WEB 3.0
Tập trung vào việc đọc

Tập trung vào đọc và viếtDi động và cá nhân
Tập trung vào công ty

Tập trung vào cộng đồngTập trung vào cá nhân
Trang chủ

Blog/ wikis

Live streams/ sóng
Sở hữu nội dungChia sẻ contentHợp nhất nội dung
Biểu mẫu web

Ứng dụng webỨng dụng thông minh
Thư mục

Gắn thẻHành vi người dùng
Lượt xem trang

Chi phí cho mỗi lần nhấp chuộtCam kết của người dùng
Biểu ngữ quảng cáo

Quảng cáo tăng tương tácQuảng cáo hành động
Britannica trực tuyếnWikipediaMạng ngữ nghĩa
HTML/ cổng thông tinXML/RSSRDF/RDFS/OWL

Các tính năng chính của web3

Để có thể biết thêm về bản chất của web 3.0, chúng ta cần tìm hiểu thêm về các tính năng chính của nó. Qua đó, web 3.0 gồm có tất cả 4 tính năng chính bao gồm:

  • AI (Artificial intelligence)
  • Đồ họa 3D
  • Semantic Web
  • Ubiquity

AI (Artificial intelligence)

AI là viết tắt của Artificial intelligence, hay còn biết với nghĩa khác là “trí tuệ nhân tạo”. Nó là trí thông minh do máy móc sử dụng.

Xem thêm:   Top Những Cách Đào Bitcoin Mới Và Hiệu Quả Nhất 2022

AL là gì

Điều này cho phép chúng sử dụng trí não để tập trung vào xử lý dữ liệu một cách tự nhiên, cũng như hiểu thông tin giống như con người để cung cấp kết quả chính xác và phù hợp nhất.

Bởi vì máy tính web 3.0 có thể đọc và diễn giải ý nghĩa cũng như cảm xúc của tập hợp dữ liệu được truyền tải đến, do đó nó có thể tạo ra các máy móc thông minh khác. Bên cạnh đó, ở web 2.0 nó cũng có tính năng tương tự, nhưng vẫn dựa vào con người là phần nhiều. Việc này sẽ dẫn đến những hành vi gian dối như đánh giá sản phẩm và xếp hạng thiên vị, ….

Đồ họa 3D

Công nghệ đồ họa 3D được kỳ vọng là sẽ xóa được ranh giới vật lý và kỹ thuật số bằng cách đưa thế giới ảo ba chiều vào áp dụng thực tế.

3d là gì

Không giống như 2D, đồ họa 3D nó nằm ở vị trí phân khúc cao hơn, mang đến cho con người cảm nhận chân thực nhất thông qua các ứng dụng trò chơi và phim ảnh như hiện nay. Trong tương lai, nó sẽ được áp dụng vào các ngành lĩnh vực y tế, thương mại điện tử, và nhiều lĩnh vực khác. Điều này giúp cho con người giảm bớt được áp lực từ công việc, cũng như làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Semantic web

semantic web là gì

Semantic web là mạng ngữ nghĩa, nó phân tích về mối quan hệ giữa các từ với nhau.

Mạng ngữ nghĩa giúp cho máy tính có thể phân tích được những vô số dữ liệu từ web, trong đó bao gồm: liên kết giữa con người với con người, các giao dịch, và nội dung.

Người dùng internet sẽ có được trải nghiệm tốt nhất nhờ việc áp dụng ngữ nghĩa trong web, nó cho phép máy móc giải mã cảm xúc cũng như ý nghĩa bằng cách phân tích dữ liệu.

Ubiquity

Ubiquity là tính phổ biến, thông tin sẽ được kết nối với super dữ liệu, nó giúp con người tìm kiếm thông tin chính xác, mọi thiết bị xung quanh cuộc sống của bạn sẽ được kết nối với web, nội dung có thể được truy cập ở mọi nơi.

Ví dụ: người dùng facebook ở bất cứ đâu cũng có thể chụp ảnh và chia sẻ chúng lên mạng ngay lập tức.

Ubiquity là gì

Web 3.0 nó chủ yếu tập trung vào công nghệ MẠNG NGANG HÀNG (P2P) như blockchain. Ngoài ra, mục đích của web 3.0 là muốn con người có thể truy cập internet ở bất kì đâu và bất cứ lúc nào, qua đó trong tương lai các thiết bị như máy tính và điện thoại sẽ không còn được sử dụng, thay vào đó chúng sẽ áp dụng công nghệ IOT (internet of things) tức là internet vạn vật sẽ mang đến vô vàn thiết bị thông minh mới.

Các ứng dụng phổ biến của Web 3.0

Mục tiêu hướng tới của web 3.0 là khả năng xử lý thông tin với quy mô rộng rãi khắp thế giới, hữu ích cho người dùng. Các hãng lớn như Amazon, Apple và Google đang có xu hướng chuyển đổi sản phẩm của mình sang ứng dụng thông minh 3.0. và các ứng dụng nổi bật nhất phải kể đến là Siri và Wolfram Alpha.

Xem thêm:   Binance Launchpad Là Gì? Cách Tham Gia IEO Trên Binance?

Siri

trợ lí trí tuệ nhân tạo siri

Nếu ai đang dùng điện thoại của hãng Apple chắc hẳn mọi người cũng sẽ biết đến Siri, đây là trợ lí trí tuệ nhân tạo được điều khiển bằng giọng nói của Apple, nó bắt đầu xuất hiện trên mẫu iphone 4s cho đến các đời sau của điện thoại Ip đều có.

Siri sẽ nhận dạng giọng nói của bạn khi bạn ra lệnh cho nó, giúp bạn điều khiển điện thoại của bạn khi bạn bận không cầm được máy ngay lúc đó. Bạn có thể đặt lệnh và nói chuyện với nó như một người bạn, hoặc thậm chí là tra hỏi các thông tin.

Ví dụ: bạn nói “đặt báo thức sáng mai vào lúc 7:00” ngay lập tức nó sẽ thực hiện các bước mà bạn đã ra lệnh cho nó.

Wolfram Alpha

Wolfram Alpha là gì

Wolfram alpha là máy máy trả lời được phát triển bởi Wolfram Research. Nó là một công cụ tính toán kiến thức, thông qua việc tính toán một cách chính xác, chúng sẽ trả lời trực tiếp những câu hỏi của bạn đã đưa ra.

Một số người còn cho rằng việc nó quyết định câu trả lời còn quan trọng hơn sự hiệu quả như hiện tại.

Các Dự Án Web 3.0 nổi trội trong năm 2022

Web 3.0 có 5 dự án nổi bật nhất, phải kể đến là Helium, Flux, Filecoin, Polka Dot, Ocean.

Helium

Helium được biết đến là một mạng lưới không dây p2p phi tập trung, chạy trên các thiết bị của internet of things (internet vạn vật) được xây dựng trên nền tảng blockchain.

helium là gì

Việc sử dụng internet đã trở thành nhu cầu cần thiết nhất, việc mọi người không truy cập được internet sẽ gây rất nhiều cản trở cho họ. Do đó, việc mạng helium bước vào thế giới internet là để đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có thể kết nối được với internet trên thế giới. Có thể được hiểu là, helium sẽ làm mọi cách để cho internet có thể truy cập, giống như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nơi ở.

Thông qua một mạng lưới tiên tri phi tập trung , Chainlink cho phép các blockchain tương tác an toàn với nguồn cấp dữ liệu bên ngoài, các sự kiện và phương thức thanh toán, cung cấp thông tin ngoài chuỗi quan trọng cần thiết cho các hợp đồng thông minh phức tạp để trở thành hình thức thống nhất của thỏa thuận kỹ thuật số.

Chainlink web 3

Chainlink là một trong những mạng đầu tiên cho phép tích hợp dữ liệu ngoài chuỗi vào các hợp đồng thông minh. Với nhiều đối tác đáng tin cậy, Chainlink là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực xử lý dữ liệu.

Do tích hợp dữ liệu ngoài chuỗi, Chainlink đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà cung cấp dữ liệu đáng tin cậy, bao gồm Brave New Coin, Alpha Vantage và Huobi.

Flux

Ở mạng Flux, người dùng có thể tạo ra các ứng dụng Web 3.0 và các dự án phi tập trung trên mạng Flux. Ngoài ra, việc thực hiện dự án này sẽ được thực hiện bởi FluxOS, một hệ điều hành phi tập trung được tạo ra để phù hợp với tính chất của người dùng. Flux nó cũng giống tương tự như helium, nó hoạt động thông qua nền tảng blockchain-as-a-service (baas).

Xem thêm:   Altcoin Là Gì? Chiến Lược Đầu Tư Altcoin Hiệu Quả Trong Năm 2022

Filecoin

Filecoin là gì

Filecoin nó giống như không gian chứa hồ sơ cho web 3.0, là một mạng lưu trữ phi tập trung. Nó được kỳ vọng là giải pháp thay thế cho lưu trữ cloud tập trung và kiếm tiền thụ động.

Đáng chú ý là filecoin lưu trữ hầu như được hết tất cả các loại dữ liệu như video, âm thanh, tệp, văn bản. Một số người cũng cho biết rằng, filecoin cũng được cho là nơi đủ an toàn để lưu trữ các thông tin nhạy cảm hoặc hồ sơ cá nhân.

Polkadot

Polkadot hay còn gọi tắt là DOT, polkadot được mọi người sử dụng và biết đến khá nhiều trên thị trường toàn cầu, tuy nhiên một trong số đó lại không biết rằng polkadot là một trong những dự án của web 3.0.

Polkadot được mọi người biết đến nhiều với khả năng tìm kiếm mở rộng, tính phí thấp và cung cấp tốc độ nhanh khiến nó được xếp thứ hạng cao hơn. Polkadot rất có khả năng đứng đầu thị trường và lĩnh vực internet phi tập trung thông qua việc thứ hạng hàng đầu và tăng dần dần giá trị thị trường.

Ocean

ocean là gì

Ocean được biết đến với loại tiền mã hóa khác, cung cấp tất cả các tool cần thiết để xây dựng phải pháp web 3.0. Những người mới muốn đầu tư vào web 3.0 thì đây sẽ là loại mã thông báo tốt nhất để đầu tư.

Thêm vào đó, giao thức tập trung vào phi tập trung cho nên sẽ mang lại quyền truy cập và minh bạch khi xử lý dữ liệu cao. Giao thức của ocean đạt được nhiều tăng trưởng tốt bởi vì mạng lưới đang làm việc trong sự phát triển tiền điện tử ổn định (stablecoin) của mình.

Thông qua đó, stablecoin sẽ mang lại sự ổn định cho giao thức ocean, ngoài ra còn làm cho các giao dịch trên mạng trở nên một cách dễ dàng.

Helium (HNT)

Helium (HNT) là một mạng lưới blockchain phi tập trung dành cho các thiết bị Internet of Things (IoT). Ra mắt vào tháng 7 năm 2019, mạng chính Helium cho phép các thiết bị không dây công suất thấp giao tiếp với nhau và gửi dữ liệu qua mạng các nút của nó.

Helium nhằm mục đích cải thiện khả năng giao tiếp của các thiết bị Internet of Things (IoT) không dây. Vào năm 2013, cơ sở hạ tầng xung quanh IoT vẫn còn sơ khai, nhưng các nhà phát triển muốn thêm tính phi tập trung vào dịch vụ của họ, do đó gọi nó là “Mạng nhân dân” trong tài liệu chính thức.

Basic Attention Token (BAT)

Basic Attention Token (BAT) à mã thông báo hỗ trợ nền tảng quảng cáo kỹ thuật số dựa trên blockchain mới được thiết kế để thưởng công bằng cho người dùng vì sự chú ý của họ, đồng thời cung cấp cho nhà quảng cáo lợi tức tốt hơn trên chi tiêu quảng cáo của họ.

Xem thêm:   Sideway Là Gì Và 3+ Chiến Thuật Đầu Tư Hiệu Quả

Basic Attention Token (BAT)

Cả Basic Attention Token và Brave Browser đều đã đạt được sự chú ý của người dùng đáng kể kể từ khi ra mắt. Tính đến tháng 10 năm 2020, Brave Browser có tổng cộng 20,5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, trong khi Mã thông báo chú ý cơ bản hiện được nắm giữ bởi tổng số hơn 368.000 ví duy nhất.

Siacoin (SC)

Siacoin (SC) là token tiện ích gốc của Sia, một nền tảng lưu trữ đám mây phân tán, phi tập trung dựa trên blockchain. Sia hoạt động như một thị trường an toàn, không cần tin tưởng lẫn nhau cho lưu trữ đám mây, trong đó người dùng có thể cho thuê quyền truy cập vào không gian lưu trữ chưa sử dụng của họ.

Siacoin web 3

Theo bản cáo bạch, mục tiêu dài hạn của Sia là cạnh tranh với các giải pháp lưu trữ hiện có. Dự án cho rằng mình đang phải cạnh tranh trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây lớn như Amazon, Google và Microsoft. Do tính chất phi tập trung của nó, Sia có thể cung cấp tỷ lệ lưu trữ cạnh tranh.

Stacks (STX)

Stacks là một giải pháp blockchain lớp 1 được thiết kế để mang các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung (DApps) sang Bitcoin (BTC). Các hợp đồng thông minh này được đưa vào Bitcoin mà không thay đổi bất kỳ tính năng nào khiến nó trở nên mạnh mẽ — bao gồm cả tính bảo mật và ổn định của nó.

Stacks token web3

Stacks giới thiệu một ngôn ngữ lập trình hợp đồng thông minh mới được gọi là Clarity, được thiết kế để vừa an toàn vừa dễ xây dựng nhờ vào cú pháp rõ ràng của nó. Ngôn ngữ lập trình tập trung vào hợp đồng thông minh này cũng được sử dụng bởi blockchain Algorand (ALGO).

Storj

Storj được phát âm là “lưu trữ”, là một nền tảng lưu trữ đám mây mã nguồn mở. Về cơ bản, nó sử dụng một mạng lưới các nút phi tập trung để lưu trữ dữ liệu người dùng. Nền tảng này cũng bảo mật dữ liệu được lưu trữ bằng cách sử dụng mã hóa nâng cao.

Storj web3

Trong một sách trắng được xuất bản vào tháng 12 năm 2014, Storj lần đầu tiên được giới thiệu với thế giới dưới dạng một khái niệm. Nó là một nền tảng lưu trữ đám mây được mã hóa ngang hàng phi tập trung p2p.

Là một mạng lưu trữ đám mây phi tập trung, Storj là duy nhất theo nhiều cách. Thứ nhất, không giống như các giải pháp lưu trữ đám mây truyền thống lưu trữ dữ liệu trong các trung tâm dữ liệu khổng lồ, Storj chạy trên một mạng lưới hàng nghìn máy tính độc lập.

Arweave (AR)

Arweave là một mạng lưu trữ phi tập trung tìm cách cung cấp một nền tảng để lưu trữ dữ liệu vô thời hạn. Tự mô tả bản thân là “một ổ cứng thuộc sở hữu chung không bao giờ quên”, mạng chủ yếu lưu trữ “permaweb” – một web vĩnh viễn, phi tập trung với một số ứng dụng và nền tảng do cộng đồng điều khiển.

Xem thêm:   Phương pháp VSA là gì ? Chi tiết về cách sử dụng VSA trong giao dịch

Arweave tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái bền vững xung quanh mạng lưới. Vào tháng 6 năm 2020, nó đã công bố “mã thông báo chia sẻ lợi nhuận”, cho phép các nhà phát triển nhận được cổ tức khi phí giao dịch mạng được tạo ra từ ứng dụng của họ và nó tổ chức các vườn ươm để hỗ trợ việc xây dựng các ứng dụng dựa trên mạng permaweb.

Audius (AUDIO)

Audius là một giao thức phát trực tuyến âm nhạc phi tập trung ban đầu được xây dựng trên mạng POA, nhưng hiện đang hoạt động trên Solana. Audius được thành lập để khắc phục sự kém hiệu quả của ngành công nghiệp âm nhạc, vốn bị cản trở bởi quyền sở hữu bản quyền âm nhạc không rõ ràng và người trung gian đứng giữa nghệ sĩ và khán giả của họ.

Audius web 3

Tổng nguồn cung AUDIO là 1 tỷ token, với nguồn cung lưu hành hiện tại là 411 triệu AUDIO. Lạm phát hàng năm là 7% và 50 triệu AUDIO đã được phân phối cho 10 nghệ sĩ và người hâm mộ hàng đầu, trong đó 75% thuộc về nghệ sĩ dựa trên số lượt phát trực tiếp.

Thế mạnh và điểm yếu của web 3.0

Thế mạnh và điểm yếu của web 3.0

Thế mạnh của web 3.0

  • Ngăn chặn vi phạm dữ liệu
  • Dịch vụ không bị gián đoạn
  • Không có trung gian kiểm soát dữ liệu
  • Khả năng hoạt động được trên mọi thiết bị
  • Dân chủ
  • Dữ liệu tồn tại vô hạn

Điểm yếu của web 3.0

  • Một số vấn đề về mặt pháp lý
  • Tốc độ xử lý chậm
  • Dữ liệu rác quá lớn
  • Chưa thân thiện với người dùng
  • Khả năng mở rộng còn kém

Hướng dẫn dùng web3 python để auto tạo web3 wallet (BSC, ETH, Metamask)

Các bạn hãy xem cách sử dụng web3 python để tạo ví ở video đính kèm:

YouTube video

Sự phát triển của web 3.0 trong tương lai

Đối với sự phát triển của web 3.0 trong tương lai, nó sẽ mở rộng quy mô và tương tác giữa người và máy móc thiết bị, điều này sẽ vượt xa hơn những gì chúng ta đã tưởng tượng ở hiện tại.

Do đó, với những tương tác này, từ việc thanh toán cho đến luồng các thông tin phong phú hơn, hoặc thậm chí kết hợp thêm công nghệ AL (trí tuệ nhân tạo), sẽ trở nên khả thi với nhiều tiềm năng tăng lên mạnh mẽ.

web 3.0 in the future

Web 3.0 sẽ cho phép mọi người tương tác qua lại với bất kì người nào hoặc máy móc trên thế giới mà không cần thông qua trung gian. Điều cải cách này sẽ tạo nên một xu hướng mới toàn diện về doanh nghiệp cũng như các mô hình công nghiệp trước đây.

Tổng kết

Trong tương lai, chắc chắn web 3.0 sẽ đem lại nhiều trải nghiệm mới lạ cho con người, và tối đa hóa công việc làm. Và qua bài biết ngày hôm nay của Asideway, hy vọng các bạn cũng đã hiểu được phần nào về Web 3.0, cũng như các ứng dụng của nó trong tương lai. Còn điều gì thắc mắc xin hãy liên hệ với đội ngũ A Sideway để biết thêm thông tin chi tiết thông qua website: Asideway.com.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *